KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN E

Nguyễn Huy Phương1,, Nguyễn Trung Tuyến2,3, Nguyễn Trung Chính1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện E
3 Trường Đại học Y Dược, Đại Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hẹp khoang dưới mỏm cùng vai (KDMCV) là hội chứng bệnh lý khớp vai phổ biến nhất, trong tổng số các nguyên nhân gây đau vai thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Các chỉ định cho phẫu thuật tạo hình mỏm cùng vai dựa trên các triệu chứng lâm sàng và thường được hỗ trợ bởi những thay đổi điển hình về hình thái mỏm cùng vai trên phim X quang tiêu chuẩn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của người bệnh hẹp khoang dưới mỏm cùng vai thuộc nhóm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai đã được chẩn đoán và phẫu thuật bằng nội soi để điều trị tại bệnh viện E trong thời gian từ tháng 1/2020 tới tháng 03/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 62 ± 7,5 (43-76). Chỉ số độ bao phủ mỏm cùng vai trung bình ở bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai là 0,73, góc bên mỏm cùng vai cùng trung bình là 74,4 độ và khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm xương cánh tay trung bình là 6,7 mm. Đa số bệnh nhân có kết quả bệnh nhân sau phẫu thuật có kết quả tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ 96,4%, có sự khác biệt về thang điểm UCLA (thang điểm đánh giá khớp vai của đại học California Los Angeles). Kết luận: Chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khoang dưới mỏm cùng vai chủ yếu dựa vào lâm sàng, là một phương pháp an toàn, hiệu quả, phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kanatli U, Gemalmaz HC, Ozturk BY, Voyvoda NK, Tokgoz N, Bolukbasi S. The role of radiological subacromial distance measurements in the subacromial impingement syndrome. Eur J Orthop Surg Traumatol. 2013; 23(3): 317-322. doi:10.1007/s00590-012-0960-9
2. Harrison AK, Flatow EL. Subacromial impingement syndrome. JAAOS-J Am Acad Orthop Surg. 2011;19(11):701-708.
3. CHARLES S NEER I. Anterior acromioplasty for the chronic impingement syndrome in the shoulder: a preliminary report. JBJS. 1972;54(1): 41-50.
4. McLaughlin HL. Lesions of the musculotendinous cuff of the shoulder. The exposure and treatment of tears with retraction. 1944. Clin Orthop Relat Res. 1994;(304):3-9.
5. Quang LM, Liên NTK. đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp vai sau phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khoang dưới mỏm cùng vai. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;522(1).
6. Calis M, Akgun K, Birtane M, Karacan I, Calis H, Tuzun F. Diagnostic values of clinical diagnostic tests in subacromial impingement syndrome. Ann Rheum Dis. 2000;59(1):44-47. doi:10.1136/ard.59.1.44
7. Bigliani LU, Levine WN. Current concepts review-subacromial impingement syndrome. JBJS. 1997;79(12):1854-1868.
8. Balke M, Schmidt C, Dedy N, Banerjee M, Bouillon B, Liem D. Correlation of acromial morphology with impingement syndrome and rotator cuff tears. Acta Orthop. 2013;84(2):178-183.
9. Yu MY, Zhang W, Zhang DB, Zhang XD, Gu GS. An Anthropometry Study of the Shoulder Region in a Chinese Population and its Correlation with Shoulder Disease. Int J Morphol. 2013;31(2).
10. Li X, Xu W, Hu N, et al. Relationship between acromial morphological variation and