ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NUỐT Ở BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Mạnh Linh1,, Nguyễn Quang Trung2
1 Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều tri rối loạn nuốt trên bệnh nhân tổn thương não tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương giai đoạn 8/2023 - 3/2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp so sánh trước sau được tiến hành trên 57 người bệnh tổn thương não, bao gồm 46 người bệnh bị đột quỵ não và 11 người bệnh bị chấn thương sọ não, có di chứng rối loạn nuốt đang điều trị tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương. 57 người bệnh được điều trị bằng kích điện thần kinh cơ vùng cổ kết hợp với các bài tập nuốt khác như Masako, Mendelsohn, kích thích niêm mạc miệng, Shaker, nuốt trên thanh môn, và các tư thế ăn phù hợp. Các bệnh nhân được đánh giá nuốt bằng nội soi ống mềm trước, sau điều trị 2 tuần và 4 tuần bằng thang điểm mức độ khó nuốt qua nội soi ống mềm (Fiberoptic Endoscopic Dysphagia Severity Scale - FEDSS). Kết quả: Thang điểm FEDSS trước khi điều trị là: Điểm 6 chiếm 14%; điểm 5 chiếm 17,5%; điểm 4 chiếm 24,6%; điểm 3 chiếm 12,3%; và điểm 2 chiếm 31,6%. Tương đương với tỷ lệ rối loạn nuốt nặng là 31,5%; trung bình là 24,6%; và nhẹ là 43,9%. Các triệu chứng chính khi đánh giá bằng nội soi ống mềm trước điều trị gồm có: giảm cảm giác thanh quản hạ họng chiếm 35,1%;  chảy sớm trước khi nuốt với nước là 89,5%; với thức ăn sệt là 64,9% và thức ăn mềm là 45,6%; khởi nuốt chậm chiếm 45,6%; hít sặc nước là 80,7%, với thức ăn sệt là 57,9% và thức ăn mềm là 33,3%; ứ đọng sau nuốt chiếm 52,6% đến 78,9%. Sau 4 tuần điều trị, tỷ lệ rối loạn nuốt nặng còn 21,2%, trung bình 15,8%, nhẹ 19,3% và không rối loạn nuốt chiếm 43,9%. Các dấu hiệu sau cải thiện có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê bao gồm: giảm cảm giác thanh quản hạ họng; ứ đọng dịch tiết; nuốt chậm, ứ đọng, hít sặc thức ăn sệt; chảy sớm, nuốt chậm, ứ đọng và hít sặc nước; không tạo được bolus, nuốt chậm, hít sặc thức ăn mềm. Kết luận: Điều trị kích thích điện thần kinh cơ vùng cổ kết hợp với các bài tập nuốt khác có hiệu quả trên bệnh nhân bị tổn thương não có rối loạn nuốt. Tuy nhiên vẫn còn một số bệnh nhân rối loạn nuốt mức độ nặng phải ăn qua sonde dạ dày kéo dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bùi Thị Hồng Thúy (2019). Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều bằng các bài tập nuốt kết. Luận văn bác sỹ chuyên khoa II. Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Vân, Phạm Văn Minh (2021). Đánh giá kết quả điều trị rối loạn nuốt ở người bệnh nhồi máu não bằng các bài tập nuốt kết hợp chất làm đặc thức ăn. Luận văn chuyên khoa II. Đại học Y Hà Nội
3. Bennion CM, Helliwell K, Hughes VJ, Manning-Stanley A. The use of videofluoroscopy (VFS) and fibreoptic endoscopic evaluation of swallowing (FEES) in the investigation of oropharyngeal dysphagia in stroke patients: A narrative review. Radiogr Lond Engl 1995. 2023;29(2):284-290.
4. Dziewas R, Michou E, Trapl-Grundschober M, et al. European Stroke Organisation and European Society for Swallowing Disorders guideline for the diagnosis and treatment of post-stroke dysphagia. Eur Stroke J. 2021;6(3):LXXXIX-CXV.
5. Ebru K. Umay, Atilay Yaylaci (2017). The effect of sensory level electrical stimulation of the masseter muscle in early stroke patients with dysphagia: A randomized controlled study - PubMed
6. González-Fernández M, Ottenstein L, Atanelov L, Christian AB. Dysphagia after Stroke: an Overview. Curr Phys Med Rehabil Rep. 2013;1(3):187-196.
7. Langmore SE. History of Fiberoptic Endoscopic Evaluation of Swallowing for Evaluation and Management of Pharyngeal Dysphagia: Changes over the Years. Dysphagia. 2017;32(1):27-38.
8. Warnecke T, Teismann I, Oelenberg S, et al. Towards a basic endoscopic evaluation of swallowing in acute stroke - identification of salient findings by the inexperienced examiner. BMC Med Educ. 2009;9:13.