KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHỤC HÌNH TỨC THÌ SAU PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG HÀM TRÊN

Nguyễn Hồng Nhung1,, Tạ Anh Tuấn2, Chu Minh Quang3
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện RHM TƯ Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phục hình tức thì có ứng dụng kỹ thuật dựng hình 3D sau phẫu thuật cắt bán phần xương hàm trên. Đối tượng phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 11 bệnh nhân được ứng dụng kỹ thuật dựng hình 3D phục hình tức thì  khuyết hổng xương hàm trên sau phẫu thuật cắt các khối u xương hàm trên. Kết quả: Diện khuyết gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là khuyết hổng XHT tới sàn ổ mắt chiếm 54,54%; tiếp đó 36,36% tổng số trường hợp là khuyết hổng XHT không tới sàn ổ mắt; khuyết toàn bộ XHT và sàn ổ mắt chiếm 9,09%. Sau phẫu thuật100% bệnh nhân liền thương thì đầu tốt. 100% bệnh nhân không hạn chế há miệng sau phẫu thuật. 100% bệnh nhân sau phẫu thuật có khớp cắn đúng. Kết quả theo dõi từ 3 đến 12 tháng cho thấy sau 3 tháng phẫu thuật có 18,18% bệnh nhân vẫn tiếp tục ăn thức ăn dạng sệt và có 81,82% bệnh nhân có thể ăn được thức ăn bình thường. Sau 6 tháng, 100% các bệnh nhân đều có thể ăn thức ăn bình thường.  Không có bệnh nhân nào khuôn mặt bị mất cân đối và mất tính thẩm mỹ. Kết luận: Phục hình tức thì khuyết hổng xương hàm trên sau phẫu thuật cắt các khối u xương hàm trên có thể rút ngắn thời gian hậu phẫu. Phục hình tức thì có ứng dụng kỹ thuật số dựng hình 3D có thể  giữ được thẩm mỹ khuôn mặt cũng như chức năng ăn nhai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Blair FM, Hunter NR. The hollow box maxillary obturator. Br Dent J 1998;184:484-7
2. Wei F-C, Celick N, Chen H-C, et al. Combined anterolateral thigh flap and vascularized fibula osteoseptocutaneous flap in reconstruction of extensive composite mandibular defects. Plast Reconstr Surg 2002;109:45-52.
3. Cordeiro PG, Santamaria E. A classification system and algorithm for reconstruction of maxillectomy and midfacial defects. Plast Reconstr Surg. 2000;105(7):2331-2346.
4. Brown JS, Shaw RJ. Reconstruction of the maxilla and midface: introducing a new classification. Lancet Oncol. 2010;11(10):1001-1008.
5. Kääriäinen M, Kuuskeri M, Gremoutis G, Kuokkanen H, Miettinen A, Laranne J. Utilization of three-dimensional computer-aided preoperative virtual planning and manufacturing in maxillary and mandibular reconstruction with a microvascular fibula flap. J Reconstr Microsurg. 2016;32(2):137-141.
6. Pang JH, Brooke S, Kubik MW, et al. Staged reconstruction (delayed-immediate) of the maxillectomy defect using CAD/CAM technology. J Reconstr Microsurg. 2018;34(3):193-199.
7. Pre-emptive Designing of Immediate Surgical Obturator. Mohamed K, Subhiksha R, Preetha K.Indian J Surg Oncol. 2021 Dec;12(4):745-749.
8. Obturator prostheses versus free tissue transfers: A systematic review of the optimal approach to improving the quality of life for patients with maxillary defects.
9. Brandão TB, Vechiato Filho AJ, Batista VE, de Oliveira MC, Santos-Silva AR.J Prosthet Dent. 2016 Feb;115(2):247-253.e4.
10. Dholam, K. P., Bachher, G., & Gurav, S. V. (2019). Changes in the quality of life and acoustic speech parameters of patients in various stages of prosthetic rehabilitation with an obturator after maxillectomy. The Journal of Prosthetic Dentistry.
11. Kumar P, Alvi HA, Rao J, Singh BP, Jurel SK, Kumar L, et al. Assessment of the quality of life in maxillectomy patients: a longitudinal study. J Adv Prosthodont 2013;5:29-35.