ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HIẾU KHÍ TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TW TỪ THÁNG 1/2023- THÁNG 8/2023

Nguyễn Thị Linh Chi1,, Hà Minh Lợi1, Trần Thị Thu Hằng1, Nguyễn Hồng Lâm1, Bùi Thế Anh1
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kháng sinh đồ ở những bệnh nhân viêm mũi xoang người lớn đã được định danh vi khuẩn trong phẫu thuật tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ≥ 16 tuổi, được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính, phẫu thuật nội soi mũi xoang tại bệnh viện trong thời gian từ tháng 1/ 2023 đến tháng 8/2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỉ lệ nuôi cấy dương tính 84/110 bệnh nhân chiếm 76,36 %. Phân lập được 15 loại vi khuẩn, trong đó 3 loài có tỷ lệ cao nhất là: S.epidermidis (60,7%), S.aureus (11,9%), H.i (5,8%). S.epidermidis nhạy cảm 100% với linezolid, vancomycin, tigecycline, kháng cao với các nhóm cephalosporin, meropenem, imipenem (90%), amoxicillin, benzylpenicillin (100%). S.aureus nhạy cảm cao với linezolid và vancomycin (100%), gentamycin và co-trimoxazol (80%), kháng cao với kháng sinh nhóm quinolone, amoxicillin, benzylpenicillin, macrolide (> 70%). H.i nhạy với hầu hết các kháng sinh nhưng kháng 100% với co-trimoxazol và 80% với cefuroxime. Kết luận: E.epidermidis là vi khuẩn hay gặp nhất, có tỷ lệ kháng kháng sinh cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hòa (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính nhiễm khuẩn người lớn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Brook I. (2016). Microbiology of chronic rhinosinusitis. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 35(7), 1059–1068.
3. D P. và L V. (2020). Staphylococcus aureus Infection and Persistence in Chronic Rhinosinusitis: Focus on Leukocidin ED. Toxins, 12(11).
4. Hsin C.-H., Su M.-C., Tsao C.-H. và cộng sự. (2010). Bacteriology and antimicrobial susceptibility of pediatric chronic rhinosinusitis: a 6-year result of maxillary sinus punctures. American Journal of Otolaryngology, 31(3), 145–149.
5. Marcinkiewicz J., Stręk P., Strus M. và cộng sự. (2015). Staphylococcus epidermidis and biofilm‐associated neutrophils in chronic rhinosinusitis. A pilot study. International Journal of Experimental Pathology, 96(6), 378.
6. Michalik M., Podbielska-Kubera A., Samet A. và cộng sự. (2020). Multidrug-resistant strains of coagulase-negative staphylococci isolated from patients with chronic sinusitis–MDR, XDR, PDR strains. Polish Journal of Otolaryngology, 74(2), 36–41.
7. Rezai M.S., Pourmousa R., Dadashzadeh R. và cộng sự. (2016). Multidrug resistance pattern of bacterial agents isolated from patient with chronic sinusitis. Caspian J Intern Med, 7(2), 114–119.
8. Szemraj M., Glajzner P., và Sienkiewicz M. (2023). Decreased susceptibility to vancomycin and other mechanisms of resistance to antibiotics in Staphylococcus epidermidis as a therapeutic problem in hospital treatment. Sci Rep, 13(1), 13629.