ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỈ LỆ BIẾN CHỨNG SAU MỔ CẮT KHỐI TÁ TỤY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÙNG TÁ TRÀNG ĐẦU TỤY TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Hoàng1,, Trần Quang Huy2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ biến chứng sau mổ cắt khối tá tuỵ do ung thư vùng tá tràng, đầu tuỵ tại Bệnh viện Đại học Y hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: tuổi trung bình là 60,4 ± 3,7 tuổi. Thời gian phẫu thuật trung bình là 250 ± 30,7 phút. Khối u ở đầu tụy là chủ yếu chiếm 56,2%. Tỉ lệ có di căn hạch chiếm 53,1%. Biến chứng chung sau phẫu thuật gồm có 15/32 trường hợp chiếm 46,9%. Trong đó chảy máu miệng nối tụy-dạ dày có 3 bệnh nhân chiếm 9,4%, 1 trường hợp chảy máu trong ổ bụng phải mổ lại chiếm 3,1% và tỉ lệ biến chứng rò tụy là 37,5% (12 bệnh nhân). Áp xe tồn dư trong ổ bụng có 8 trường hợp chiếm 25%, trong đó có 1 trường hợp phải dẫn lưu ổ áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm. Phân loại mức độ biến chứng theo Clavien-Dindo độ III có 3 trường hợp chiếm 25%. Trong các biến chứng sau mổ có 1 trường hợp mổ lại do chảy máu trong ổ bụng (3,1%), 1 trường hợp phải can thiệp nút mạch (3,1%), 1 trường hợp nội soi dạ dày cầm máu miệng nối tụy-dạ dày (3,1%) và 1 trường hợp phải dẫn lưu ổ áp xe trong ổ bụng dưới hướng dẫn của siêu âm (3,1%), tỉ lệ tử vong 30 ngày sau mổ không có trường hợp nào. Kết luận: phẫu thuật cắt khối tá điều trị khối u vùng tá tràng-đầu tụy là một phẫu thuật có tỉ lệ tử vong thấp, nhưng biến chứng sau mổ còn cao và biến chứng chủ yếu là rò tụy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kleinerman RA, Tucker MA, Sigel BS, Abramson DH, Seddon JM, Morton LM. Patterns of Cause-Specific Mortality Among 2053 Survivors of Retinoblastoma, 1914–2016. JNCI J Natl Cancer Inst. 2019;111(9):961-969. doi:10.1093/jnci/djy227
2. Panni RZ, Panni UY, Liu J, et al. Re-defining a high volume center for pancreaticoduodenectomy. HPB. 2021;23(5): 733-738. doi:10.1016/j.hpb. 2020.09.009
3. De Vuyst, M., Rickaert, F., De Roy, G. Kloppel (1993): “Thế spectrum of ductal adenocarcinoma and other tumors of thế pancreas in patients younger than 40 years of age”. Path. Res. pract., 189, pp 681.
4. Farnell MB, Pearson RK, Sarr MG, et al. A prospective randomized trial comparing standard pancreatoduodenectomy with pancreatoduodenectomy with extended lymphadenectomy in resectable pancreatic head adenocarcinoma. Surgery. 2005;138(4):618-628; discussion 628-630. doi:10.1016/j.surg. 2005.06.044
5. Hồ Văn Linh. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt đàu tụy- tá tràng trong điều trị ung thư bóng Vater. Luận Văn Tiến Sỹ Học Trường Đại Học Dược Huế. Published online 2016.
6. S A, H M, H K, et al. Risk factors of serious postoperative complications after pancreaticoduodenectomy and risk calculators for predicting postoperative complications: a nationwide study of 17,564 patients in Japan. J Hepato-Biliary-Pancreat Sci. 2017;24(5). doi:10.1002/jhbp.438
7. Adam MA, Choudhury K, Dinan MA, et al. Minimally Invasive Versus Open Pancreaticoduodenectomy for Cancer: Practice Patterns and Short-term Outcomes Among 7061 Patients. Ann Surg. 2015;262(2):372-377. doi:10.1097/SLA.0000000000001055
8. Vining CC, Kuchta K, Schuitevoerder D, et al. Risk factors for complications in patients undergoing pancreaticoduodenectomy: A NSQIP analysis with propensity score matching. J Surg Oncol. 2020;122(2):183-194. doi:10.1002/ jso.25942
9. Cai J, Ramanathan R, Zenati MS, et al. Robotic Pancreaticoduodenectomy Is Associated with Decreased Clinically Relevant Pancreatic Fistulas: a Propensity-Matched Analysis. J Gastrointest Surg Off J Soc Surg Aliment Tract. 2020; 24(5):1111-1118. doi:10.1007/s11605-019-04274-1
10. Kokkinakis S, Kritsotakis EI, Maliotis N, Karageorgiou I, Chrysos E, Lasithiotakis K. Complications of modern pancreaticoduodenectomy: A systematic review and meta-analysis. Hepatobiliary Pancreat Dis Int HBPD INT. 2022;21(6):527-537. doi:10.1016/ j.hbpd.2022.04.006