ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN CÓ RĂNG NHẠY CẢM NGÀ BẰNG LASER DIODE VÀ LASER ER,CR:YSGG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Võ Xuân Quang1,, Nguyễn Quang Tâm1, Lê Nguyên Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các nghiên cứu về tác dụng của laser Diode và laser Er,Cr:YSGG trong điều trị nhạy cảm ngà còn hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và so sánh kết quả điều trị nhạy cảm ngà bằng laser Diode và laser Er,Cr:YSGG. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng trên 36 bệnh nhân với 89 răng bị nhạy cảm ngà đến khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả: Các bệnh nhân đa số trên 46 tuổi chiếm 55,5%, nam giới chiếm 63,8%. Đa phần răng nhạy cảm là răng cửa (48,5%) và răng cối nhỏ (31,4%), nguyên nhân phổ biến nhất là tụt nướu (57,4%). Đa số các bệnh nhân có mức độ nhạy cảm ngà từ vừa đến nặng. Tất cả các bệnh nhân đều có kết quả điều trị từ khá đến tốt, trong đó bệnh nhân điều trị bằng laser Er,Cr:YSGG có sự cải thiện mức độ nhạy cảm ngà tốt hơn đáng kể so với nhóm laser Diode ở thời điểm sau 30 phút và 1 tháng điều trị. Ở thời điểm ba tháng sau điều trị hầu hết các bệnh nhân đều hết nhạy cảm ngà. Kết luận: Bệnh nhân điều trị bằng laser Er,Cr:YSGG có sự cải thiện mức độ nhạy cảm ngà tốt hơn so với nhóm sử dụng laser Diode. Ở thời điểm ba tháng sau điều trị hầu hết các bệnh nhân đểu hết nhạy cảm ngà

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Thị Mai Anh, Trịnh Đình Hải, Đinh Diệu Hồng và các cộng sự. Nhận xét kết quả điều trị nhạy cảm ngà của kem đánh răng sensitive mineral expert by P/S trên công nhân nhà máy Hanvico - Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 511(2):114-117.
2. Đỗ Thị Thu Hương, Trịnh Đình Hải, Đinh Diệu Hồng và các cộng sự. Thực trạng nhạy cảm ngà trên nhân viên công ty Hanvico - Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 512(1):96-102.
3. Trần Thanh Trung và Trương Uyên Cường. Đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên Học viện Quân y. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2023; 48(7):44-52.
4. Gholami G.A., Fekrazad R., Esmaiel-Nejad A., Kalhori K.A. An evaluation of the occluding effects of Er;Cr:YSGG, Nd:YAG, CO₂ and diode lasers on dentinal tubules: a scanning electron microscope in vitro study. Photomed Laser Surg. 2011; 29(2):115-121.
5. Hoshyari N., Zamanian A., Samii A., Mousavi J. In-vitro comparison of occluding effect of fluoride varnish and diode laser irradiation with fluoride varnish and Er,Cr:YSGG laser irradiation on dentinal tubules of the cervical root area of the tooth. Maedica (Bucur). 2023; 18(2):257-265.
6. Kimura Y., Wilder-Smith P., Yonaga K., Matsumoto K. Treatment of dentine hypersensitivity by lasers: a review. J Clin Periodontol. 2000; 27(10):715-721.
7. Pourshahidi S., Ebrahimi H., Mansourian A., Mousavi Y., Kharazifard M. Comparison of Er,Cr:YSGG and diode laser effects on dentin hypersensitivity: a split-mouth randomized clinical trial. Clin Oral Investig. 2019; 23(11):4051-4058.