MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KIỂU HÌNH HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM LIÊN QUAN ĐẾN SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG MÁU

Nguyễn Thị Bảo Xuyên1,, Đỗ Hoàng Long2
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý không đồng nhất, với biểu hiện lâm sàng, tiến triển bệnh và đáp ứng điều trị khác nhau trên từng nhóm cá thể. Từ đó, việc phân loại chính xác thể lâm sàng của hen phế quản ngày càng trở lên hết sức quan trọng. Bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu cũng là một trong những yếu tố quan trọng tham gia vào cơ chế bệnh sinh của HPQ và góp phần phân loại kiểu hình HPQ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm kiểu hình HPQ ở trẻ em >5 tuổi liên quan đến số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, 51 bệnh nhi HPQ >5 tuổi được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ được chọn vào trong nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trong đó một số đặc điểm kiểu hình HPQ được khảo sát theo 4 nhóm bệnh nhi có số lượng BCAT trong máu khác nhau (<300 tế bào/μL, 300-500 tế bào/μL, 500-1000 tế bào/μL và >1000 tế bào/μL) là tuổi trung bình, tuổi khởi phát HPQ, giới tính, BMI, tiền sử bản thân dị ứng, tiền sử gia đình HPQ/dị ứng và độ nặng HPQ. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 7,47 ±2,61 (nam chiếm tỷ lệ 68,6%). Số lượng bạch cầu ái toan trung bình là 525,9 ± 508,7 tế bào/μL, trong đó có 64,7% bệnh nhi HPQ có tăng bạch cầu ái toan. Các nhóm bệnh nhi HPQ có số lượng BCAT khác nhau đều có một số đặc điểm kiểu hình đặc trưng. Trong đó, với ngưỡng 300 tế bào/μL thì số lượng bạch cầu ái toan tăng tỷ lệ thuận với mức độ nặng của cơn hen phế quản (p =0,023). Đồng thời, tăng số lượng bạch cầu ái toan cũng có liên quan đến tiền sử gia đình HPQ/dị ứng của bệnh nhi (p=0,042). Kết luận: Bệnh nhi HPQ có tăng bạch cầu ái toan chiếm tỷ lệ cao. Tăng bạch cầu ái toan có thể là chất chỉ điểm giúp phân loại kiểu hình HPQ và dự đoán độ nặng của cơn hen phế quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global Initiative for Asthma 2023. Global Strategy for Asthma Management and Prevention. 2023. https://ginasthma.org/wp-content/uploads/ 2023/07/GINA-2023-Full-report-23_07_06-WMS.pdf.
2. Bộ Y tế. Quyết định 4888/ QĐ-BYT Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi”. (2016). https://www.vnras.vn/2016/09/quyet-dinh-4888-qd-byt.html.
3. Đỗ Thị Hạnh, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Bùi Công Thắng, Phạm Quốc Khương. Kiểu Hình hen phế quản của trẻ em trên 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2019. https://tailieuchung.com/ vn/tlID1260968_kieu-hinh-hen-phe-quan-o-tre-tren-5-tuoi-tai-benh-vien-nhi-trung-uong.html.
4. Nguyễn Thị Diệu Thúy. Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát hen bằng Nitric oxid khí thở ra ở trẻ em trên 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn Tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2019. 118.
5. Lê Thị Thu Hương. Nghiên cứu biến đổi một số tế bào viêm và cytokine trong máu ngoại vi ở trẻ hen phế quản. Luận án tiến sĩ nhi khoa. Trường Đại học Y Hà Nội. 2017. 107.
6. Katz L.E., Gleich G.J., Hartley B.F., et al. Blood eosinophil count is a useful biomarker to identify patients with severe eosinophilic asthma. Ann Am Thorac Soc. 2014. 11(4), 531-6, doi: 10.1513/AnnalsATS.201310-354OC.