THỰC TRẠNG SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HAI XÃ, HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên1,2,, Nguyễn Văn Sĩ3, Nguyễn Thị Hồng Liên3, Nguyễn Thị Thúy Liễu4, Lê Văn Dũng5, Thân Hà Ngọc Thể1,2
1 Đại Học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
3 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Trà Vinh
4 Trường Đại học Trà Vinh
5 Trung tâm Y tế Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) là hội chứng thường gặp ở người cao tuổi, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhập viện, phụ thuộc, giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề này ở nước ta, đặc biệt trong cộng đồng vẫn còn nhiều hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc SSTT và yếu tố liên quan đến SSTT ở người từ 65 tuổi trở lên tại hai xã Vinh Kim, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành trên người cao tuổi (≥ 65 tuổi) có hộ khẩu thường trú tại hai xã Vinh Kim, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Chẩn đoán SSTT được thực hiện qua hai giai đoạn: sàng lọc theo thang điểm MMSE và chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-5. Phân tích hồi quy logistics để kiểm định các yếu tố liên quan đến SSTT. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 334 NCT, tuổi trung bình 71,3 (65-93 tuổi). Tỷ lệ SSTT theo DSM-5 là 11,4%. Nhóm ≥ 80 tuổi có liên quan đến SSTT với OR = 18,4 (KTC 95%: 4,8– 70,3), p < 0,001 so với nhóm 70-79 tuổi. Trình độ học vấn nhóm mù chữ có liên quan đến SSTT với OR = 3,3 (KTC 95%: 1,4 – 7,9), p = 0,006. Nhóm có tiền căn đột quỵ có liên quan đến SSTT với OR= 7,7 (KTC 95%: 2,1 – 28,5), p = 0,002. Kết luận: Tỷ lệ SSTT theo DSM-5 tại 2 xã Vinh Kim, Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là 11,4%. Yếu tố liên quan đến SSTT là tuổi, trình độ học vấn, tiền căn đột quỵ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. Towards a dementia-inclusive society: WHO toolkit for dementia-friendly initiatives (DFIs). 2021.
2. Trần Kỳ Hậu, Đoàn Vương Diễm Khánh. Tỉ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2017. Tạp chí Y học cộng đồng. 2015;37. tr 141 - 147.
3. Cao Mạnh Long, Hồ Thị Kim Thanh, Trần Khánh Toàn. Giá trị của trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) trong sàng lọc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2022;149(1):pp. 229 – 236.
4. Lê Văn Tuấn. Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Y học. Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, 2014
5. Khanh DVD, Van Thang V, Dung H, BinhThang T. Prevalence of dementia among the elderly and health care needs for people living with dementiain an urban community of central Vietnam. Vietnam Journal of Public Health-www vjph org. 2015;3(1).
6. Jia L, Du Y, Chu L, et al. Prevalence, risk factors, and management of dementia and mild cognitive impairment in adults aged 60 years or older in China: a cross-sectional study. The Lancet Public health. Dec 2020;5(12):e661-e671. doi:10.1016/s2468-2667(20)30185-7
7. Peters R. Ageing and the brain. Postgrad Med J. Feb 2006;82(964):84-8. doi:10.1136/pgmj.2005. 036665.
8. Nguyễn Ngọc Hòa. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Y học thực hành. 2009;Số 5:26-28.