BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TẠI VỊ TRÍ ĐÂM KIM LUỒN KHI TRUYỀN TĨNH MẠCH CỦA LIDOCAIN 10% DẠNG XỊT

Phạm Thị Ngọc Anh1,2, Hoàng Thị Xuân Hương1,
1 Đại học Phenikaa
2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu đánh giá tính khả thi và tác dụng giảm đau do đặt kim luồn của Lidocain 10% dạng xịt trên các sản phụ trước khi mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên 30 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai. Người tham gia được ngẫu nhiên chia đều vào 2 nhóm (nhóm can thiệp và nhóm đối chứng). Thang điểm mức độ đau (VAS) được sử dụng để đánh giá mức độ đau ngay sau khi đặt kim luồn cho đối tượng. Kết quả: Nghiên cứu có tính khả thi cao. Lidocaine 10% có ý nghĩa lâm sàng trong việc giảm đau do đặt kim luồn ở sản phụ trước khi sinh mổ. Điểm số đau ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0.01).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sebbane M, Claret P, Lefebvre S, et al (2013). Predicting Peripheral Venous Access Difficulty in the Emergency Department Using Body Mass Index and a Clinical Evaluation of Venous Accessibility. The Journal of Emergency Medicine, 44(2), 299-305.
2. Alan N. and Khorshid L (2022). Evaluation of efficacy of Valsalva maneuver during peripheral intravenous cannulation on pain. Pain Management Nursing, 23(2), 220-224.
3. Lescop K., Isabelle J, Paolo D, et al (2021). The effectiveness of the Buzzy(Ⓡ) device to reduce or prevent pain in children undergoing needle-related procedures, The results from a prospective, open-label, randomised, non-inferiority study. Int J Nurs Stud, 113, 103 - 803.
4. Datema, J., J. Veldhuis, and J. Bekhof (2019). Lidocaine spray as a local analgesic for intravenous cannulation, a randomized clinical trial. Eur J Emerg Med, 26(1), 24-28.
5. Kartufan, F.F.J.B.R.I., (2022). Padded Dressing with Lidocaine HCL for Reducing Pain during Intravenous Cannulation in Adult Patients, A Randomized Controlled Clinical Trial.
6. Dalvandi, A., Hadi R, Maryam H et al., (2017). Comparing the effectiveness of vapocoolant spray and lidocaine/procaine cream in reducing pain of intravenous cannulation, A randomized clinical trial. The American Journal of Emergency Medicine, 35(8),1064-1068.
7. Oh, Y. and H. Jeong (2017). Effects of lidocaine spray on pain and anxiety in patients administered a contrast medium during vein puncture. Int J Bio-Scie Bio-Technol, 2017. 8, 73-82.
8. Park, D., Ji Yeong G, Ji Young Y (2007). A Study to Evaluate the Efficacy of 9.6% Lidocaine of Local Anesthesia for Pain Reduction of Venipuncture in the ED. Journal of Trauma and Injury, 20(2), 115-118.