ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN HAI XƯƠNG CÁNH TAY Ở TRẺ EM BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT XƯƠNG KÍN ĐINH NỘI TỦY ĐÀN HỒI DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG

Đoàn Anh Tuấn1,, Lê Trung Hậu1, Nguyễn Thế Điệp2
1 Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy thân hai xương cẳng tay là loại gãy thường gặp, chiếm khoảng 40% các chấn thương vùng cẳng tay ở trẻ em. Điều trị phẫu thuật nắn chỉnh kín-xuyên đinh nội tủy đàn hồi qua da dưới màn tăng sáng được ứng dụng phổ biến hiện nay để điều trị các bệnh nhân gãy kín thân hai xương cẳng tay ở trẻ lớn, có di lệch nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay ở trẻ em bằng phương pháp nắn chỉnh kín-xuyên đinh nội tủy đàn hồi qua da dưới màn tăng sáng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 86 bệnh nhân (4 đến 16 tuổi) bị gãy thân hai xương cẳng tay được kết xương bằng phương pháp nắn chỉnh kín-xuyên đinh nội tủy đàn hồi qua da dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh từ tháng 01/2020-03/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 12,8 ±2,3 tuổi (4-16). chủ yếu 11-16 tuổi (60,5%) và 63,9% bệnh nhân là nam giới. Tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông chiếm 81,4%. Theo phân loại AO có 40,7% loại A, 44,2% loại B và 15,1% loại C. Nắn kín thành công 96,5%, nắn thất bại chuyển mổ mở 3,5%. Số đinh dùng cho 1 xương ≥2 chiếm 97,7%, dùng 1 đinh chiếm 2,3%. Thời gian phẫu thuật dưới 45 phút chiếm 81.4%, 45-60 phút chiếm 11,7% và > 60 phút chiếm 6,9%. Phim X-quang sau mổ, kết quả nắn chỉnh phục hồi giải phẫu hết di lệch 83,7%, di lệch ít 15,1% và di lệch nhiều 1,2%. Không có di lệch thứ phát, có 3 BN nhiễm trùng nông vết mổ và 100% liền xương trong 6 tháng. Đánh giá kết quả sau cùng chức năng và thẩm mỹ: rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ 93,0%, trung bình chiếm 7%, không có kết quả xấu kém. Kết luận: Nắn chỉnh kín-xuyên chùm đinh nội tủy đàn hồi qua da dưới màn tăng sáng trong điều trị gãy thân hai xương cẳng tay ở trẻ em là một phương pháp an toàn, ít biến chứng, cố định ổ gãy vững chắc tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, đạt kết quả rất tốt về chức năng và thẩm mỹ vùng cẳng tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Thanh Bình, Đỗ Phước Hùng (2009). Điều trị gãy thân 2 xương cẩng tay trẻ em bằng phương pháp xuyên đinh Kirschner qua da dưới mang tăng sáng. Tạp chí Y học thực hành; 675: 19-21.
2. Pogorelić Z, Gulin M, Jukić M, et al (2020). Elastic stable intramedullary nailing for treatment of pediatric forearm fractures: A 15-year single centre retrospective study of 173 cases. Acta Orthop Traumatol Turc; 54(4): 378-84.
3. Caruso.G, Caldari.E., Sturla. F. D, et al. (2021). Management of pediatric forearm fractures: what is the best therapeutic choice? A narrative review of the literature. Musculoskeletal Surgery; 105:225–234
4. Nguyễn Đắc Nghĩa, Nguyễn Đức Bình (2012). Tăng cường khả năng chống xoay cho chùm đinh nội tủy cố định gãy thân xương cẳng tay. Tạp chí Y học Việt Nam: (2), 35-39.
5. Keith R. R, David S. F, Daniel W. G, et al (2008). Comparison of intramedullary nailing to plating for both-bone forearm fractures in older children. J Pediatr Orthop; 28(4): 403-409.
6. Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thành Tấn, Nguyễn Quang Tiến (2018). Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay ở trẻ em bằng phương pháp nắn kín xuyên đinh Kirschner qua da dưới màn tăng sáng tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2017-2018. Tạp chí y dược học Cần Thơ; (16): 1-7.
7. Mansoor A.T, Imtiyaz H.D, Shafeeq A.S, et al (2019). Evaluation of the functional results of intramedullary nailing in diaphyseal both bone forearm fractures in children. International Journal of Orthopaedics Sciences; 5(3): 288-293.
8. Tarun K.S, Hariprasad S, Vinod K.K, et al. (2023). Evaluation of the functional outcome of both bone forearm fractures in the Pediatric population with the titanium elastic nailing system in a tertiary care center. Cureus 15(5): 1-7.
9. Frideriki P , Dimitrios M, Christos K, et al (2020). Flexible intramedullary nailing in the treatment of forearm fractures in children and adolescents, a systematic review. Journal of Orthopaedics; 20: 125–130