HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHỐI HỢP EMPAGLIFLOZIN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM MẠN CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM NHẸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG

Lâm Ngọc Thái1, Nguyễn Duy Khương2, Bùi Thế Dũng3,
1 Trung Tâm Y Tế Thị Xã Vĩnh Châu
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị bằng phối hợp Empagliflozin ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn có phân suất tống máu giảm nhẹ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 127 bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn có phân suất tống máu giảm nhẹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2023-2024. Kết quả: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao 70 -79 (39,4%); Tỷ lệ nữ chiếm cao hơn so với nam (65,4% so với 34,6%). Sau 3 tháng điều trị phối hợp Empagliflozin cho thấy BNP (532,6 ± 653,2 pg/mL giảm còn 109,2 ± 249,8 pg/mL); LVEF (45,5 ± 2,9% tăng 56,2 ± 8,5%). Tỷ lệ biến cố tái nhập viện do suy tim ở tháng thứ nhất, tháng thứ 2, tháng thứ 3 lần lượt là 8,7%, 5,5%, 2,4%); tỷ lệ tử vong tim mạch ở tháng thứ nhất, tháng thứ 2, tháng thứ 3 lần lượt là 0,8%, 0,8%, 0,8%. Đường cong Kaplan – Meier cho thấy trong đó nam giới có tỷ lệ tái nhập viện cao hơn so với nữ giới trong 3 tháng (p = 0,08). Kết luận: Kết hợp Empagliflozin trong điều trị suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng của suy tim, BNP, LVEF, tình trạng tái nhập viện trong 3 tháng và an toàn cho bệnh nhân cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Đức. Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam. Tổng cục thống kê. 2021, Hà Nội.
2. Đỗ Thị Hiến, Nguyễn Quý Quyền, Nguyễn Hải Dần, Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Thanh Hải. Thực trạng kiến thức về suy tim ở người bệnh cao tuổi mắc bệnh suy tim tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 531(2). https://doi.org/10. 51298/vmj.v531i2.7170
3. Dương Thị Bích Nguyệt, Trần Hải Yến. Khảo sát tỷ lệ rung nhĩ trên bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022, (45): p. 65-70.
4. Ngô Văn Te, Đoàn Thị Kim Châu, Ngô Đức Lộc, Tiền Nguyễn Hải Quyên. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn kèm đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa kiên giang năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022, (53): p. 127-132. https://doi.org/ 10.58490/ctump.2022i53.155
5. Phạm Nguyễn Vinh, Phạm Mạnh Hùng. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và suy tim mạn tính. Hội Tim mạch học Việt Nam, 2022.
6. Bilchick KC, Stafford P, Laja O, Bediako P, et al. Relationship of ejection fraction and natriuretic peptide trajectories in heart failure with baseline reduced and mid-range ejection fraction. American Heart Journal, 2022. 243: p. 1-10. doi: 10.1016/j.ahj.2021.08.015
7. Chen X, Savarese G, and Fu M. Age-dependent differences in clinical phenotype and prognosis in heart failure with mid-range ejection compared with heart failure with reduced or preserved ejection fraction. Clinical Research in Cardiology, 2019. 108: p. 1394-1405. doi: 10.1007/s00392-019-01477-z
8. Packer M, Butler J, Ferreira JP, et al. Effect of empagliflozin on worsening heart failure events in patients with heart failure and preserved ejection fraction: EMPEROR-Preserved trial. Circulation, 2021. 144(16): p. 1284-1294.
9. Virani S, Alonso A, Bittencourt MS, et al. Heart disease and stroke statistics—2021 update: a report from the American Heart Association. Circulation, 2021. 143(8): p. e254-e743. doi: 10.1161/CIR.0000000000000950
10. Cui X, Thunstrom E, Ge J, et al. Trends in cause-specific readmissions in heart failure with preserved vs. reduced and mid-range ejection fraction. ESC Heart Fail, 2020. 7(5): p. 2894-2903. 10.1002/ehf2.12899