ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ BỊ VIÊM XƯƠNG TUỶ TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thị Mai Phương1, Nguyễn Thành Nam2, Nguyễn Thị Thu Hà2, Phạm Diệu Linh1, Trần Thị Vân Anh1, Phạm Văn Đếm1,2,
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải Phóng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ bị viêm xương tuỷ. Đánh giá kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến bệnh như tiền sử bệnh tật, chấn thương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang thực hiện trên 46 bệnh nhân viêm xương tuỷ, tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 2,1:1. Tuổi trung bình là 11,3. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là đau (97,8%), sưng tại vị trí tổn thương (78,3%), hạn chế vận động (80,4%). Xương chày và xương đùi là các xương thường bị tổn thương nhất. Căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất là tụ cầu vàng. Các cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định là tăng bạch cầu (69,6%), tăng CRP (59,1%), chẩn đoán hình ảnh: tổn thương xương xuất hiện trên MRI sớm hơn Xquang. Tất cả các trẻ đều được điều trị kháng sinh. Kháng sinh toàn thân được sử dụng theo kháng sinh đồ để điều trị viêm xương tuỷ chủ yếu là Vancomycin, chiếm 76,1%. Linezolid 30,4% được sử dụng khi trẻ có triệu chứng dị ứng sau khi sử dụng Vancomycin. 02 trường hợp chỉ sử dụng kháng sinh đường uống. 44 bệnh nhân còn lại được điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch trung bình 24,7 ngày. Thời gian nằm viện điều trị viêm xương tuỷ trung bình là 25,61 ± 12,63; ít nhất là 6 ngày và nhiều nhất là 62 ngày. Can thiệp ngoại khoa được áp dụng cho 13 trẻ, chiếm 28,3%. Kết luận: Viêm xương tuỷ thường xuất hiện với những triệu chứng không đặc hiệu như sốt, đau, sưng nề và hạn chế vận động chi tổn thương. Chẩn đoán đúng và kịp thời là cần thiết để ngăn ngừa viêm xương tuỷ cấp tính chuyển thành mãn tính và các biến chứng. Cần có các nghiên cứu đa trung tâm sâu hơn để phân tích sự khác biệt theo khu vực về sinh vật gây bệnh, cách điều trị và đặc điểm của bệnh viêm tủy xương ở trẻ em nhằm có thông tin đầy đủ hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Walter N., Bärtl S., Alt V., et al. (2021). The Epidemiology of Osteomyelitis in Children. Children, 8(11), 1000.
2. Bộ Y tế (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Popescu B., Tevanov I., Carp M., et al. (2020). Acute hematogenous osteomyelitis in pediatric patients: epidemiology and risk factors of a poor outcome. J Int Med Res, 48(4), 0300060520910889.
4. Thingsaker E.E., Urbane U.N., and Pavare J. (2021). A Comparison of the Epidemiology, Clinical Features, and Treatment of Acute Osteomyelitis in Hospitalized Children in Latvia and Norway. Medicina, 57(1), 36.
5. Chiappini E., Camposampiero C., Lazzeri S., et al. (2017). Epidemiology and Management of Acute Haematogenous Osteomyelitis in a Tertiary Paediatric Center. International Journal of Environmental Research and Public Health, 14(5), 477.
6. Wang S., Wang M., Ning B., et al. (2023). Clinical characteristics, pathogenesis, treatment and prognosis of osteomyelitis in children: a retrospective study from a single center. World J Emerg Med, 14(4), 312–316.
7. Chen J.-A., Lin H.-C., Wei H.-M., et al. (2021). Clinical characteristics and outcomes of culture-negative versus culture-positive osteomyelitis in children treated at a tertiary hospital in central Taiwan. Journal of Microbiology, Immunology and Infection, 54(6), 1061–1069.
8. Chang Y., Chen T.M., Guo L.Y., et al. (2022). [Analysis of clinical features and poor prognostic factors of acute hematogenous osteomyelitis in children]. Zhonghua Er Ke Za Zhi, 60(8), 756–761.
9. Wang X.B., Samant N., Searns J., et al. (2023). Epidemiology and clinical characteristics of pediatric osteomyelitis in northern California. World J Pediatr, 19(6), 609–613.
10. Thái Văn Bình (2016), Nghiên cứu điều trị viêm xương tuỷ xương đường máu trẻ em, Luận văn tiến sĩ, Học viện Quân Y.