ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ TÁC NHÂN VI KHUẨN VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TRÊN TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Võ Minh Châu1,, Phạm Minh Quân1, Bùi Quang Nghĩa1, Tạ Văn Trầm2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thở máy đóng vai trò quan trọng trong điều trị những bệnh nhân nặng ở khoa Hồi sức tích cực và Chống độc. Bên cạnh những hiệu quả, trẻ em có chỉ định thở máy sẽ có nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ viêm phổi liên quan thở máy. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định tỷ lệ một số tác nhân ở trẻ em viêm phổi liên quan thở máy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 52 bệnh nhân. Kết quả: trẻ 2 tháng đến 11 tháng (40,4%), bệnh nguyên viêm não-màng não ( 28,8%), bạch cầu tăng theo tuổi (55,8%), số lượng bạch cầu trung vị là 13,3 k/mm3. Pro-calcitonin tăng (78,3%) và trung vị là 1,54 ng/ml. Nuôi cấy ETA dương tính (65,4%), Acinetobacter baumannii và Pseudomonas aeruginosa chiếm tỷ lệ cao nhất (26,5%). Tỷ lệ vi khuẩn Gram dương trong viêm phổi liên quan thở máy sớm cao hơn viêm phổi liên quan thở máy muộn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: viêm phổi liên quan thở máy đa số ở trẻ từ 2 tháng đến 11 tháng tuổi, nam nhiều hơn nữ và suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao. Bệnh nguyên có chỉ định đặt nội khí quản thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương. Triệu chứng sốt xuất hiện ở hầu hết trường hợp. Pro-calcitonin có giá trị thay đổi ở nhiều nghiên cứu. Trong các trường hợp nuôi cấy ETA dương tính, Acinetobacter baumannii  và Pseudomonas aeruginosa là 2 tác nhân vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất. Vi khuẩn Gram dương trong viêm phổi liên quan thở máy sớm cao hơn viêm phổi liên quan thở máy muộn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngọc Luân Phạm, Nguyễn Thế Nguyên Phùng, Quốc Thịnh Lê, et al (2023), "VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY DO ACINETOBACTER BAUMANNII TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1", Tạp chí Y học Việt Nam, 523(2).
2. I. A. Pneumatikos, C. K. Dragoumanis và D. E. Bouros (2009), "Ventilator-associated pneumonia or endotracheal tube-associated pneumonia? An approach to the pathogenesis and preventive strategies emphasizing the importance of endotracheal tube", Anesthesiology, 110(3), pp. 673-80.
3. M. Askarian, M. Yadollahi và O. Assadian (2012), "Point prevalence and risk factors of hospital acquired infections in a cluster of university-affiliated hospitals in Shiraz, Iran", J Infect Public Health, 5(2), pp. 169-76.
4. G. Vijay, A. Mandal, J. Sankar, et al (2018), "Ventilator Associated Pneumonia in Pediatric Intensive Care Unit: Incidence, Risk Factors and Etiological Agents", Indian J Pediatr, 85(10), pp. 861-866.
5. O. Neeser, A. Branche, B. Mueller, et al (2019), "How to: implement procalcitonin testing in my practice", Clin Microbiol Infect, 25(10), pp. 1226-1230.
6. Sadigov, Alizamin Mamedova và Irada Mammmadov (2019), "Ventilator-associated pneumonia and in-hospital mortality: which risk factors may predict in-hospital mortality in such patients?", 3(4).
7. Ncezid CDC và DHQP (2021), Pneumonia (Ventilator-Associated [VAP] and Non-Ventilator-Associated Pneumonia [PNEU]) Event, CDC Atlanta, GA, USA.
8. A. Tuteja, F. Pournami, A. Nandakumar, et al (2022), "Endotracheal Aspirate and Ventilator-Associated Pneumonia in Neonates: Revisiting an Age-Old Debate", Indian J Pediatr, 89(12), pp. 1202-1208.