RỐI LOẠN THỰC THỂ VỀ RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM VÀ KHỚP CẮN CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG LIÊN CẤP HERMANN GMEINER HÀ NỘI NĂM 2024

Lưu Văn Tường1,, Trương Đình Khởi1, Đào Thị Dung1, Phùng Hữu Đại1, Hà Ngọc Chiều2, Dương Đức Long2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Viện Đào tạo RHM, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn thực thể về giải phẫu khớp thái dương hàm, khớp cắn của học sinh phổ thông khá phổ biến, cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, các bằng chứng còn rất hạn chế tại Việt Nam, đặc biệt là ở học sinh trung học phổ thông. Mục tiêu: Mô tả các rối loạn thực thể về giải phẫu khớp thái dương hàm, khớp cắn của học sinh lớp 10 trường liên cấp Hermann Gmeiner Hà Nội năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 học sinh lớp 10 trường liên cấp Hermann Gmeiner Hà Nội năm học 2024-2025 (73 nam, 78 nữ). Tình trạng khớp thái dương hàm, khớp cắn được xác định bằng khám lâm sàng. Kết quả: Tình trạng bất cân xứng mặt với lệch đường giữa hàm trên chiếm 21,9%, đường giữa hàm dưới chiếm 41%. Giá trị lệch trung bình đường giữa hàm trên 1,50±0,81 mm ở nam, ở nữ là 1,29±0,47 mm. Giá trị lệch trung bình đường giữa hàm dưới 1,72±0,86 mm ở nam, 1,43±0,66 mm ở nữ. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (T-test, p>0,05). Rối loạn đau và có tiếng kêu khớp thái dương hàm phải lần lượt chiếm 2,6% và 6,6%, bên trái là 0,7% và 5,9%. Rối loạn lệch lạc khớp cắn: răng khấp khểnh chiếm 37%, 17,2% tình trạng khớp cắn sâu, 21,1% tình trạng khớp cắn chìa tăng >3 mm, 16,6% khớp cắn hở và 25,9% khớp cắn ngược răng trước và chéo răng sau. Hình dạng cung răng hình oval với 84,8% cung răng trên và 75,5% cung răng dưới. Tương quan theo phân loại Angle chủ yếu loại I cả răng 6 (răng cối lớn thứ nhất) và răng 3 (răng nanh), cả bên phải và bên trái. Kết luận: Rối loạn thực thể về giải phẫu khớp thái dương hàm, khớp cắn ở học sinh lớp 10 còn cao. Các triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm âm thầm, triệu chứng đau và tiếng kêu khớp chiếm tỷ lệ nhỏ. Tình trạng sai lệch khớp cắn cao chủ yếu tình trạng răng khấp khểnh, khớp cắn chìa, khớp cắn ngược răng trước và chéo răng sau

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mélou, C., et al. Relationship between natural or iatrogenic malocclusions and temporomandibular disorders: A case control study. Cranio, 2024. 42(2): p. 206-214.
2. Li, D.T.S. and Y.Y. Leung. Temporomandibular Disorders: Current Concepts and Controversies in Diagnosis and Management. Diagnostics (Basel), 2021. 11(3).
3. Davies, S.J., et al., Orthodontics and occlusion. Br Dent J, 2001. 191(10): p. 539-42, 545-9.
4. Hoàng Anh Đào, Trần Xuân Việt Anh, Nguyễn Minh Tâm. Prevalence of temporomandibular disorders and its relation to malocclusion among odontostomatology students in Hue medical and pharmaceutical university. Journal of Medicine and Pharmacy: p. 85-93.
5. Hoàng Thị Lệ Giang, Nguyễn Gia Kiều Ngân, Văn Thị Nhung. Tình trạng lệch lạc khớp cắn của học sinh 12-15 tuổi tại thành phố Vinh, Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 527(1B).
6. Ramirez-Yañez, G.O., et al., Prevalence of mandibular asymmetries in growing patients. Eur J Orthod, 2011. 33(3): p. 236-42.
7. Masuoka, N., et al., Discriminative thresholds of cephalometric indexes in the subjective evaluation of facial asymmetry. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 2007. 131(5): p. 609-13.
8. Đỗ Minh Hương, Lê Thị Thu Hằng, Bùi Thị Hương Giang. Khớp cắn và tình trạng khớp thái dương hàm của sinh viên y khoa trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2020. 112(12)/2:223-227.
9. Sicari, F., et al. Body Image and Psychological Impact of Dental Appearance in Adolescents with Malocclusion: A Preliminary Exploratory Study. Children (Basel), 2023.