ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HEPCIDIN HUYẾT TƯƠNG SAU 3 THÁNG ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI

Bùi Văn Tuấn1,, Đặng Thành Chung1, Lê Việt Thắng1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá biến đổi nồng độ Hepcidin huyết tương sau 3 tháng điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng nghiên cứu tiến cứu so sánh biến đổi nồng độ Hepcidin trước và sau điều trị thiếu máu ở 42 bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và so sánh với 54 người bình thường tương đồng về tuổi và giới tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023. Thu thập đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu, định lượng nồng độ Hepcidin huyết tương trước và sau điều trị. Kết quả: Nồng độ Hepcidin trước điều trị cao hơn nhóm chứng với p < 0,005, nồng độ Hepcidin sau điều trị thấp hơn trước điều trị với với p < 0,05. Nồng độ Hepcidin và tỷ lệ tăng Hepcidin ở nhóm Hb không đạt mục tiêu cao hơn nhóm Hb đạt mục tiêu với p < 0,005. Kết luận: Nồng độ Hepcidin huyết tương tăng cao ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối, sau điều trị thiếu máu làm giảm nồng độ Hepcidin. Tăng nồng độ Hepcidin huyết tương có liên quan đến nồng độ Hemoglobin không đạt mục tiêu điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gluba-Brzózka, A., et al (2020), The Influence of Inflammation on Anemia in CKD Patients. 21(3): p. 725.
2. Portolés, J., et al (2021), Anemia in Chronic Kidney Disease: From Pathophysiology and Current Treatments, to Future Agents. Front Med (Lausanne),8: p. 642296.
3. KDIGO (2012), Clinical Practice Guideline for anemia in chronic kidney disease. Kidney International, 2: p. 279-335.
4. Ganz, T. and E. Nemeth (2016), Iron Balance and the Role of Hepcidin in Chronic Kidney Disease. Semin Nephrol,36(2): p. 87-93.
5. Ueda, N. and K. Takasawa (2018), Impact of Inflammation on Ferritin, Hepcidin and the Management of Iron Deficiency Anemia in Chronic Kidney Disease. Nutrients,10(9).
6. Van der Weerd, N.C., et al (2012), Hepcidin-25 in chronic hemodialysis patients is related to residual kidney function and not to treatment with erythropoiesis stimulating agents. PLoS One, 7(7): p. e39783.
7. Rubab, Z., et al (2015), Serum hepcidin levels in patients with end-stage renal disease on hemodialysis. Saudi J Kidney Dis Transpl, 26(1): p. 19-25.
8. Ashby D. R., Gale D. P., Busbridge M., et al. (2010). Erythropoietin administration in humans causes a marked and prolonged reduction in circulating hepcidin. Haematologica, 95(3): 505-8.
9. Elbadawy A., Ibraheim W. M., Khalil M., et al. (2021). Study of serum hepcidin level and its relation to recombinant human erythropoietin resistence, markers of iron status and C-reactive protein in patients with end stage renal disease on maintenance hemodialysis. Benha Medical Journal, 38(2): 497-510.
10. Takasawa K., Takaeda C., Maeda T., et al. (2014). Hepcidin-25, mean corpuscular volume, and ferritin as predictors of response to oral iron supplementation in hemodialysis patients. Nutrients, 7(1): 103-118.