ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE ĐẾN Ý ĐỊNH PHÒNG NGỪA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TẠI ĐỒNG NAI

Mai Thanh Diện1, Đỗ Thị Ngọc Anh1,, Phạm Gia Bão1, Đỗ Thị Thanh Hằng1
1 Trường Đại học Lạc Hồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tăng huyết áp (THA) là một trong những căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đây là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng thậm chí dẫn đến tử vong nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Bằng việc sử dụng mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) kết hợp yếu tố kiến thức và thái độ trong việc hiểu và phòng ngừa bệnh THA, nghiên cứu thực hiện nhằm xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phòng ngừa bệnh THA của những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện trên 700 người dân đang học tập, làm việc và sinh sống tại Đồng Nai; kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố tác động trực tiếp đến ý định phòng ngừa bệnh THA gồm: gợi ý hành động, thái độ, nhận thức về tính nhạy cảm, nhận thức về lợi ích và nhận thức về rào cản. Trong đó, có 2 yếu tố có tác động mạnh nhất đến ý định là: gợi ý hành động và thái độ. Thông qua kết quả, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý định phòng ngừa THA trong cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế. "Cần quan tâm hơn về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tuyến y tế cơ sở." April 15, 2024. https://s.net.vn/Ksa5.
2. American Heart Association. "Health Threats from High Blood Pressure." April 15, 2024. https://s.net.vn/z6jq.
3. Rosenstock IM, "Historical origins of the health belief model," (in e), Health Educ Monographs, 1974. vol. 2, no. 4, pp. 328–335, doi: 10.1177/ 109019817400200403
4. J. P. Kirscht, "The health belief model and predictions of health actions," in Health behavior: Emerging research perspectives: Springer, 1988, pp. 27-41.
5. K. McCaffery, J. Wardle, and J. Waller, "Knowledge, attitudes, and behavioral intentions in relation to the early detection of colorectal cancer in the United Kingdom." Prev Med, vol. 36, no. 5, pp. 525-35, doi: 10.1016/s0091-7435 (03)00016-1.
6. P. Tongnuang and A. Jaisomkom, "Factors predicting intention to practice for preventing hypertension in adults," Thai Journal Of Cardio-Thoracic Nursing, vol. 30, no. 2, pp. 49-65, 2019. May 8, 2024. https://s.net.vn/p5ks.
7. E. H. Gabriel, M. C. Hoch, and R. J. Cramer, "Health Belief Model Scale and Theory of Planned Behavior Scale to assess attitudes and perceptions of injury prevention program participation: An exploratory factor analysis," Journal of science and medicine in sport, vol. 22, no. 5, pp. 544-549, 2019. Available: https://doi.org/10.1016/j.jsams.2018.11.004.
8. Tabachnick, G. Barbara, S. Linda, Fidell, a. J. B., and Ullman, "Using multivariate statistics," vol. 2024, pp. 497-516. https://www.pearsonhighered.com/assets/preface/0/1/3/4/0134790545.pdf