ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM TIM CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG PHẪU THUẬT GHÉP TIM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2011- 2020

Khổng Tiến Bình1, Nguyễn Hữu Ước2, Nguyễn Thị Lan Anh1, Nguyễn Thị Vân Anh1, Trần Hữu Nghị1, Nguyễn Thị Thanh Thảo1, Vũ Văn Thời1, Dương Đức Hùng1,
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim của người bệnh trong phẫu thuật ghép tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2011-2020. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu tiến hành trên 32 người bệnh phẫu thuật ghép tim đồng loài. Kết quả: Đặc điểm người nhận: Nam:Nữ = 3,5:1; Tỷ lệ người nhận bị bệnh lý cơ tim giãn chiếm 87,5%; 100% người nhận mắc suy tim độ III (84,4%) và độ IV (15,6%); Đặc điểm cận lâm sàng người hiến: Kích thước nhĩ trái và thất phải lần lượt là 27,91 ± 2,89 mm và 17,78 ± 2,55 mm; Áp lực động mạch phổi 26,41 ± 3,64 mmHg; thông số chức năng tâm thu thất trái: Fs: 35,03% ± 3,31%; EF: 64,91% ± 3,59%; Simpson: 62,19% ± 3,56%; 6,3% người hiến có hở van ba lá, 3,1% có vách liên thất di động trái. Kết luận: Việc xác định các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh giúp bác sỹ lựa chọn cặp người nhận-người hiến trước phẫu thuật, làm tăng tỷ lệ thành công của phẫu thuật ghép tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. C. W. Yancy, M. Jessup, B. Bozkurt, et.al (2013). 2013 ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: a report of the American College of Cardiology Foundation/ American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol, 62 (16), e147-239.
2. K. K. Khush, W. S. Cherikh, D. C. Chambers, et.al. (2018). The International Thoracic Organ Transplant Registry of the International Society for Heart and Lung Transplantation: Thirty-fifth Adult Heart Transplantation Report-2018; Focus Theme: Multiorgan Transplantation. J Heart Lung Transplant, 37 (10), 1155-1168.
3. Nguyễn Hữu Ước (2017). Ghép tim: Thành tựu và tương lai. Tạp chí tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 17: 44-50.
4. Anyanwu AC, Rogers CA, Murday AJ (2002). Intrathoracic organ transplantation in the United Kingdom 1995-99: results from the UK cardiothoracic transplan aldul. Heart; 87(5): 449e54.
5. Zaroff JG, Babcock WD, Shiboski SC, Solinger LL, Rosengard BR (2003). Temporal changes in left ventricular systolic function in heart donors: results of serial echocardiography. Journal of Heart and Lung Transplantation;22(4): 383-8.
6. Zaroff JG, Babcock WD, Shiboski SC (2003). The impact of left ventricular dysfunction on cardiac donor transplant rates. Journal of Heart and Lung Transplantation;22(3): 334-7.
7. R. V. Venkateswaran, et.al (2005). The echocardiographic assessment of donor heart function prior to cardiac transplantion. EurJ Echocardiography, 6:260-263.
8. Boucek MM, Mathis CM, Kanakriyeh MS, et.al. (1993). Donor shortage: use of the dysfunctional donor heart. J Heart Lung Transplant; 12(6 Pt 2): S186e90.
9. Babcock WD, Menza RL, Zaroff JG (2003). Serial echocardiography increase donor heart utilization. J Heart Lung Transplant;22(1 Suppl.1):74.
10. Seiler C, Laske A, Gallino A, Turina M, Jenni R (1992). Echocardiographic evaluation of left ventricular wall motion before and after heart transplantation. J Heart Lung Transplant,11(5):867e74.