GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN, LACTATE HUYẾT THANH, ĐIỂM APACHE II, SOFA Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2023-2024

Châu Hận1,, Võ Minh Phương2, Dương Phước Đông3
1 Bệnh viện Đa khoa Bình An Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định sử dụng kết hợp các chỉ số procalcitonin, lactate huyết thanh, thang điểm APACHE II, SOFA có độ tin cậy cao hơn so với từng yếu tố độc lập trong tiên đoán tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Mục tiêu: Xác định sự thay đổi nồng độ procalcitonin, lactate huyết thanh, điểm SOFA, APACHE II trong tiên đoán tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn của SSC năm 2016. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu nghiên cứu là 65. Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 27,69%. Kết quả phân tích hồi quy nhị phân đa biến cho thấy, các yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn gồm: nếu giảm 1% nồng độ procalcitonin giữa thời điểm 48 giờ sau sốc so với thời điểm bắt đầu sốc thì tiên lượng tử vong giảm 0,9% (khoảng tin cậy 95%: 0,1%-1,8%, p=0,028); nếu giảm 1% nồng độ lactate huyết thanh giữa thời điểm 48 giờ sau sốc so với thời điểm bắt đầu sốc thì tiên lượng tử vong giảm 0,2% (khoảng tin cậy 95%: 0,02%-0,4%, p=0,046); điểm số APACHE II ở thời điểm bắt đầu sốc tăng thêm 1 điểm thì nguy cơ tử vong tăng thêm 3,3% (khoảng tin cậy 95%: 0,4%-6,6%; p=0,047). Điểm SOFA không có ý nghĩa thống kê trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn (p=0,407). Kết luận: Sự thay đổi nồng độ procalcitonin, lactate huyết thanh giữa thời điểm 48 giờ sau sốc so với thời điểm bắt đầu sốc và điểm số APACHE II tại thời điểm bắt đầu sốc có giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cui N., Zhang H., Chen Z., et al., Prognostic significance of PCT and CRP evaluation for adult ICU patients with sepsis and septic shock: retrospective analysis of 59 cases. J Int Med Res. 2019. 47, 1573-1579.
2. Ryoo S.M., Lee J., Lee Y.S., et al., Lactate level versus lactate clearance for predicting mortality in patients with septic shock defined by Sepsis-3. Crit Care Med. 2018. 46, e489-95.
3. Cuiping H., Qinghe H., Lina Z., et al., Combined prognostic value of serum lactic acid, procalcitonin and severity score for short-term prognosis of septic shock patients. Chin Crit Care Med. 2021. 33(3), 281-285.
4. Hu C., Zhou Y., Liu C., et al., Pentraxin-3, procalcitonin and lactate as prognostic markers in patients with sepsis and septic shock. Oncotarget. 2018. 9(4), 5125-5136.
5. Ryoo S.M., Han K.S., Ahn S., et al., The usefulness of C-reactive protein and procalcitonin to predict prognosis in septic shock patients: A multicenter prospective registrybased observational study. Scientific report. 2019. 9(6579), 1-8.
6. Rhodes A., Evans L.E., Alhazzani W., et al. Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2016. Intensive Care Med. 2017. 43(3), 304-377.
7. Phạm Hải Đăng, Nghiên cứu sự biến đổi và vai trò tiên lượng của sức căng dọc thất trái đo bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. 2019. Luận án tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
8. Đoàn Đức Nhân, Danh Minh Sung, Võ Minh Phương, cộng sự, Vai trò của độ thanh thải lactate trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2023. 69/2023, 106-112.
9. Dương Thiện Phước, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Tấn Đạt. Nghiên cứu nguyên nhân, một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị choáng nhiễm trùng tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2017. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2018. 11, 1-8.