ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TIÊU CHẢY LIÊN QUAN ĐẾN KHÁNG SINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là tác dụng không mong muốn xảy ra khá phổ biến khi sử dụng kháng sinh trong vài giờ đến 8 tuần sau khi ngừng kháng sinh. Phần lớn các trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là nhẹ và tự giới hạn, tuy nhiên một số trường hợp nặng có thể dẫn đến rối loan nước điện giải, tăng tỷ lệ nhập viện và viêm đại tràng giả màng liên quan đến nhiễm C.difficile. Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ của tiêu chảy liên quan đến kháng sinh ở trẻ em tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 219 bệnh nhân được chẩn đoán tiêu chảy liên quan đến kháng sinh trong thời gian điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Thái Bình từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả: Tỷ lệ mắc tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là 5,1%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,6:1. Nhóm tuổi mắc cao nhất là trẻ từ 6-24 tháng với tỷ lệ là 52,5%. Ngày trung bình xuất hiện tiêu chảy từ khi sử dụng kháng sinh là 3,1 ± 2,1 ngày, và 95% trẻ xuất hiện tiêu chảy trong khoảng thời gian 7 ngày từ sau khi sử dụng kháng sinh. 96,8% số trẻ đi ngoài mức độ nhẹ và vừa. 76,2% có đi ngoài phân lỏng, tỷ lệ phân nhày và nhày máu lần lượt chiếm 22,4% và 1,4%. Triệu chứng đi kèm phổ biến nhất là nôn (48,4%); ăn kém (40,4%); sốt chiếm 22,4%; 72,6% số trẻ không có biểu hiện mất nước. Xét nghiệm máu có tăng bạch cầu, tăng CRP, rối loạn điện giải Natri, Kali với tỷ lệ lần lượt là 50,1%; 35,2%; 3,6%, 2,8%. Tỷ lệ trẻ có bạch cầu và hồng cầu trong phân lần lượt là 6,8% và 1,4%; 56,6% số trẻ xét nghiệm có hạt mỡ trong phân. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu chảy liên quan đến kháng sinh trong nghiên cứu là trẻ ≤ 24 tháng tuổi, OR = 3,6 (2,4 - 5,4); thời gian nằm viện kéo dài > 7 ngày, OR = 7,6 (5,6 - 10,3); tiền sử tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, OR = 2,7 (1,9 – 3,8) và tiền sử nhập viện trong 12 tuần, OR = 2,7 (1,9 - 3,7). Kết luận: Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là thấp ở trẻ nhập viện và thường gặp ở nhóm trẻ ≤ 24 tháng tuổi. Đặc điểm lâm sàng phổ biến là tiêu chảy phân lỏng có thể có lẫn nhày, ít khi lẫn máu, bệnh thường tự giới hạn với mức độ nhẹ, vừa và ít khi có rối loạn điện giải. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là trẻ nhỏ dưới 24 tháng, thời gian nằm viện kéo dài, tiền sử từng mắc tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và tiền sử nhập viện trong 12 tuần.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lâm sàng, cận lâm sàng, kháng sinh, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, trẻ em, yếu tố nguy cơ.
Tài liệu tham khảo
2. McFarland LV, Ozen M, Dinleyici EC, Goh S. Comparison of pediatric and adult antibiotic-associated diarrhea and Clostridium difficile infections. World J Gastroenterol. 2016; 22(11):3078-3104. doi:10.3748/wjg.v22.i11.3078
3. Pant C, Deshpande A, Altaf MA, et al. Clostridium difficile infection in children: a comprehensive review. Curr Med Res Opin. 2013;29(8): 967-984. doi:10.1185/03007995. 2013.803058
4. Wistrom J. Frequency of antibiotic-associated diarrhoea in 2462 antibiotic-treated hospitalized patients: a prospective study. J Antimicrob Chemother. 2001;47(1):43-50. doi:10.1093/ jac/47.1.43
5. Phạm Thị Lam Liên, Nguyễn Thị Việt Hà. Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Tạp Chí Học Thực Hành 1104. August 2019:53-55.
6. Nguyễn Xuân Thanh. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Trường Đại học Y dược Hải Phòng. 2018.
7. McFarland LV. Epidemiology, Risk Factors and Treatments for Antibiotic-Associated Diarrhea. Dig Dis. 1998;16(5):292-307. doi:10.1159/000016879
8. Mullish BH, Williams HR. Clostridium difficile infection and antibiotic-associated diarrhoea. Clin Med Lond Engl. 2018;18(3):237-241. doi:10. 7861/clinmedicine.18-3-237
9. Gibson MK, Crofts TS, Dantas G. Antibiotics and the developing infant gut microbiota and resistome. Curr Opin Microbiol. 2015;27:51-56. doi:10.1016/j.mib.2015.07.007