NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG

Trần Đình Hùng1,2,, Trần Thị Dịu Hiền1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị viêm phổi liên quan thở máy trên bệnh nhân bỏng nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 124 bệnh nhân bỏng nặng nhập viện trong vòng 24 giờ sau bỏng, có thông khí nhân tạo xâm nhập tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2023. Viêm phổi liên quan thở máy được chẩn đoán theo Hiệp hội bỏng Quốc tế 2018. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, nhóm có biến chứng và nhóm không có biến chứng viêm phổi liên quan thở máy. Các chỉ tiêu nghiên cứu được so giữa 2 nhóm, phân tích đa biến để tìm ra yếu tố nguy cơ độc lập liên quan viêm phổi liên quan thở máy. Kết quả: Ở nhóm bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy, các chỉ số tiên lượng bệnh nhân bỏng như diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, chỉ số bỏng, bỏng hô hấp đều cao hơn nhóm không viêm phổi liên quan thở máy (p<0,001). Về vị trí bỏng, chỉ có bệnh nhân bỏng vùng lưng có tỷ lệ mắc viêm phổi liên quan đến thở máy lớn hơn nhóm không mắc (p<0,05). Phân tích đa biến cho thấy, bỏng hô hấp là yếu tố nguy cơ độc lập gây viêm phổi liên quan thở máy. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng có viêm phổi liên quan thở máy là 73,24%. Kết luận: Viêm phổi liên quan thở máy là biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong cao trên bệnh nhân bỏng nặng. Bỏng hô hấp là yếu tố nguy cơ độc lập với viêm phổi liên quan thở máy trên bệnh nhân bỏng nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mietto C., Pinciroli R., Patel N. et al. (2013) Ventilator Associated Pneumonia: Evolving Definitions and Preventive StrategiesDiscussion. Respiratory care, 58 (6), 990-1007.
2. Advisory S., Steering S., Committee I. P. G. (2018) ISBI Practice Guidelines for Burn Care, Part 2. Burns: journal of the International Society for Burn Injuries, 44 (7), 1617.
3. Advisory S., Steering S., Committee I. P. G. (2018) ISBI Practice Guidelines for Burn Care, Part 2. Burns: journal of the International Society for Burn Injuries, 44 (7), 1617.
4. Bonten MJ, Kollef MH, Hall JB. (2004) Risk factors for ventilator‐associated pneumonia: from epidemiology to patient management. Clin Infect Dis. 38(8):1141‐9.
5. Miguel A., Cerdaé E., Garciéa-Hierro P.et al. (2001) Pneumonia in Patients With Severe Burns: A Classification According to the Concept of the Carrier State. Chest, 119 (4), 1160-1165.
6. Tanizaki S., Suzuki K. (2012) No influence of burn size on ventilator-associated pneumonia in burn patients with inhalation injury. Burns, 38 (8), 1109-1113.
7. Brusselaers N, Logie D, Vogelaers D, at al (2012). Burns, inhalation injury and ventilator‐associated pneumonia: Value of routine surveillance cultures. Burns. 38(3):364‐370.
8. Tejerina E., Frutos-Vivar F., Restrepo M. I. et al. (2006) Incidence, risk factors, and outcome of ventilator-associated pneumonia. Journal of critical care, 21 (1), 56-65.