ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV CÓ ĐỘT BIẾN EGFR BẰNG AFATINIB TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR bằng Afatinib và một số tác dụng không mong muốn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 54 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR được điều trị bằng Afatinib tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ tháng 01/2020 đến hết tháng 05/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 69±10.02; tỉ lệ nam là 64.8%, nữ là 35.6%. Phần lớn bệnh nhân có chỉ số toàn trạng (PS) 0-1, chiếm 83.3%. Tỉ lệ đột biến thường gặp và đột biến hiếm tương ứng là 74% và 26%. Phần lớn bệnh nhân được khởi trị bằng liều 30mg (50%) và 40mg (31.5%). Liều tối ưu chủ yếu là 30mg, chiếm 70.4%. Tỉ lệ đáp ứng bệnh là 77.8%, tỉ lệ kiểm soát bệnh là 94.6%. Không có sự khác biệt về tỉ lệ đáp ứng bệnh ở các đặc điểm bệnh nhân như giới tính, PS, tiền sử hút thuốc, mô bênh học hay loại đột biến EGFR. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) là 18.8 ±2.33 tháng (95% Confidence interval (CI), 14.29-23,45 tháng). Các tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy (37%), ban da (22.8%), viêm kẽ móng (27.8%), viêm niêm mạc miệng (27.8%), chủ yếu ở độ 1, độ 2. Tỉ lệ ban da và viêm móng ≥ độ 3 thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm liều <40 mg so với nhóm liều 40 mg (p<0.05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Afatinib, ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV, đột biến EGFR, tác dụng không mong muốn.
Tài liệu tham khảo
2. Ettinger DS, Wood DE, Aisner DL, et al. NCCN Guidelines Insights: Non–Small Cell Lung Cancer, Version 2.2021: Featured Updates to the NCCN Guidelines. Journal of the National Comprehensive Cancer Network. 2021;19(3):254-266. doi:10.6004/jnccn.2021.0013
3. Sequist LV, Yang JCH, Yamamoto N, et al. Phase III Study of Afatinib or Cisplatin Plus Pemetrexed in Patients With Metastatic Lung Adenocarcinoma With EGFR Mutations. JCO. 2013;31(27):3327-3334. doi:10.1200/JCO.2012.44.2806
4. Wu YL, Zhou C, Hu CP, et al. Afatinib versus cisplatin plus gemcitabine for first-line treatment of Asian patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring EGFR mutations (LUX-Lung 6): an open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol. 2014;15(2):213-222. doi:10.1016/ S1470-2045(13)70604-1
5. Park K, Tan EH, O’Byrne K, et al. Afatinib versus gefitinib as first-line treatment of patients with EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (LUX-Lung 7): a phase 2B, open-label, randomised controlled trial. Lancet Oncol. 2016;17(5): 577-589. doi:10.1016/S1470-2045(16)30033-X
6. Tanaka H, Taima K, Itoga M, et al. Real-world study of afatrinib in first-line or re-challenge settings for patients with EGFR mutant non-small cell lung cancer. Med Oncol. 2019;36(6):57. doi:10.1007/s12032-019-1278-9.
7. Huy TL, Anh TĐ. 22. Đánh giá hiệu quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen egfr bằng Afatinib tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. TCNCYH. 2022; 159(11): 178-186. doi:10.52852/ tcncyh.v159i11.1289.
8. Hằng ng TT, Tú ĐA, Hòa NTT, et al. Kết quả điều trị Afatinib liều linh hoạt ở bệnh nhân cao tuổi UTPKTBN có đột biến EGFR. VMJ. 2024;537(1B). doi:10.51298/vmj.v537i1B.9120.
9. Halmos B, Tan EH, Soo RA, et al. Impact of afatinib dose modification on safety and effectiveness in patients with EGFR mutation-positive advanced NSCLC: Results from a global real-world study (RealGiDo). Lung Cancer. 2019;127:103-111. doi:10.1016/j.lungcan.2018.10.028
10. Kim Y, Lee SH, Ahn JS, Ahn MJ, Park K, Sun JM. Efficacy and Safety of Afatinib for EGFR-mutant Non-small Cell Lung Cancer, Compared with Gefitinib or Erlotinib. Cancer Res Treat. 2019;51(2):502-509. doi:10.4143/crt.2018.117