KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG L5S1 BẰNG GIẢI ÉP VI PHẪU TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Đỗ Mạnh Hùng1,, Nguyễn Hoàng Long1,2, Phạm Minh Đức2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống L5S1 bằng giải ép vi phẫu. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc, tiến cứu trên 42 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống L5S1 được phẫu thuật giải ép vi phẫu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian 06/2023 đến 01/2024. Kết quả: Trong 42 bệnh nhân nghiên cứu, tỉ lệ nam/nữ là 1,08:1, độ tuổi trung bình là 44,89 ± 9,34. Triệu chứng lâm sàng: Đau kiểu rễ thần kinh 42 bệnh nhân (100%), đau cột sống thắt lưng – cùng 42 bệnh nhân (100%), đau liên quan đến căng rễ thần kinh qua nghiệm pháp Lasseque 39 bệnh nhân (92,9%). Liệt vận động 1 bệnh nhân (2,4%), giảm phản xạ gân xương 12 bệnh nhân (28,6%). Điểm VAS trung bình trước mổ là 7,58 ± 1,32. Điểm ODI trung bình trước phẫu thuật là 69,36 ± 7,42%, trong đó có 95,2% bệnh nhân bị giảm chức năng cột sống nặng từ độ III trở lên. Đặc điểm cận lâm sàng trên CHT: phân loại thoát vị trên lát cắt ngang có 25 bệnh nhân thoát vị lệch trái (59,5%), 17 bệnh nhân thoát vị lệch phải (40,5%). Vị trí của thoát vị có 35 bệnh nhân có thoát vị ở nách rễ (83,3%) và 7 bệnh nhân có thoát vị ở vai rễ (16,7%). Có 22 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm di trú, chủ yếu là thoát vị di trú chiếm 52,4%. Đặc điểm của phẫu thuật: thời gian phẫu thuật trung bình: 52,46 ± 10,48 phút, lượng máu mất trung bình 124,52 ± 34,7 ml, thời gian nằm viện trung bình 5,75 ± 1,32 ngày. Tai biến trong mổ có rách màng cứng 1 bệnh nhân (2,4%). Biến chứng sau mổ: nhiễm trùng vết mổ có 1 bệnh nhân và phải mổ lại làm sạch (2,4%). Kết quả phẫu thuật: chỉ số VAS và ODI sau mổ 1 tháng và 6 tháng đều giảm đáng kể sau mổ có ý nghĩa thống kê trên 99% (p<0,001). Chất lượng cuộc sống tốt và rất tốt có 42 bệnh nhân (95,2%). Kết luận: Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống L5S1 bằng giải ép vi phẫu đạt kết quả tốt với các triệu chứng lâm sàng được cải thiện đáng kể và tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Daly, et al (2017), “Lumbar microdisectomy and post-operative activity restrictions: a protocol for a single blinded randomised controlled trial”, BMC Musculoskelet Disord. 18(1), p. 312.
2. F. U. Hermantin, T. Peters, L. Quartararo & P. Kambin (1999), "A prospective, randomized study comparing the results of open discectomy with those of video-assisted arthroscopic microdiscectomy", The Journal of bone and joint surgery. American volume, 81(7): p. 958-65.
3. J. C. Maroon (2002), "Current concepts in minimally invasive discectomy", Neurosurgery, 51(5 Suppl): p. S137-45.
4. Phan K, Mobbs RJ. Minimally invasive versus open laminectomy for lumbar stenosis a systematic review and meta-analysis. Spine. 2016;41(2):E91-E100.
5. Nerland US, Jakola AS, Solheim O, et al. Minimally invasive decompression versus open laminectomy for central stenosis of the lumbar spine: Pragmatic comparative effectiveness study. BMJ. 2015;350(apr01 1):h1603-h1603.
6. George J. Dohrmann, Nassir Mansour, et al. “Long-term results of various operations for lumbar disc herniation: Analysis of over 39,000 patients”. Med Princ Pract. 2015 May; 24(3): 285-290.
7. Liu L, Xue H, Jiang L, et al. Comparison of Percutaneous Transforaminal Endoscopic Discectomy and Microscope-Assisted Tubular Discectomy for Lumbar Disc Herniation. Orthop Surg. 2021;13(5):1587-1595