MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG NHẬN THỨC VÀ SANG THƯƠNG CHẤT TRẮNG DƯỚI VỎ TRÊN NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER

Võ Phương Quỳnh1, Phan Công Chiến2, Trần Công Thắng1,
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc của sang thương chất trắng dưới vỏ trên người bệnh Alzheimer. Xác định mối liên quan giữa tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và đặc điểm chức năng nhận thức của người bệnh Alzheimer với sang thương chất trắng dưới vỏ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 112 bệnh nhân được chẩn đoán có khả năng mắc bệnh Alzheimer tại phòng khám Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 01/2003 đến 05/2023; có đầy đủ kết quả các thang điểm đánh giá chức năng nhận thức và thông tin MRI não. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 67,6 ± 10,5 và tuổi khởi phát bệnh là 65,2 ± 10,5; tỉ lệ nữ giới chiếm 65,2%. Tỉ lệ hiện mắc của sang thương chất trắng dưới vỏ trên người bệnh Alzheimer là 81,25%. Nhóm bệnh nhân Alzheimer có sang thương chất trắng dưới vỏ có tuổi khởi phát bệnh và tuổi trung bình cao hơn nhóm không có sang thương chất trắng dưới vỏ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về các yếu tố nguy cơ mạch máu (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu). Người bệnh Alzheimer có sang thương chất trắng dưới vỏ mức độ trung bình- nặng (tương đương Fazekas 2-3) sẽ làm suy giảm chức năng điều hành, tập trung chú ý, ngôn ngữ so với nhóm không có sang thương chất trắng dưới vỏ và sang thương ở mức độ nhẹ (tương đương Fazekas 0-1); biểu hiện tương ứng trên ba thang điểm nói lưu loát từ, đọc ngược dãy số và định danh Boston; có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết luận: Sang thương chất trắng dưới vỏ chiếm tỉ lệ lớn trên người bệnh Alzheimer. Trên người bệnh Alzheimer, sang thương chất trắng dưới vỏ mức độ trung bình- nặng làm suy giảm chức năng điều hành, tập trung chú ý, ngôn ngữ so với nhóm không có sang thương chất trắng dưới vỏ và sang thương ở mức độ nhẹ. Do đó, trên thực hành lâm sàng cần theo dõi diễn tiến của các chức năng nhận thức này trên người bệnh Alzheimer có sang thương chất trắng dưới vỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Morrison C, Dadar M, Villeneuve S, et al, White matter lesions may be an early marker for age-related cognitive decline, Neuroimage Clin, 2022, 35: p. 103096.
2. Hoàng Minh Lợi, Nguyễn Trần Ngọc Trinh, Phùng Hưng, Nghiên cứu mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ với tổn thương não trên cộng hưởng từ, Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam, 2022(46): p. 32-45.
3. Kozberg M. G, Perosa V, Gurol M. E, et al, A practical approach to the management of cerebral amyloid angiopathy, Int J Stroke, 2021. 16(4): p. 356-369.
4. Abraham H. M, Wolfson L, Moscufo N, et al, Cardiovascular risk factors and small vessel disease of the brain: Blood pressure, white matter lesions, and functional decline in older person, J Cereb Blood Flow Metab, 2016. 36(1): p. 132-42.
5. Armstrong Richard, Risk factors for Alzheimer's disease. Folia Neuropathol, 2019. 57(2): p. 87-105.
6. Inoue Y, Shue F, Bu G, et al, Pathophysiology and probable etiology of cerebral small vessel disease in vascular dementia and Alzheimer's disease, Mol Neurodegener, 2023. 18(1): p. 46.
7. Chen Y. C, Tsao H. H, Chu Y. C, et al, Exploring the Spectrum of Subcortical Hyperintensities and Cognitive Decline. J Neuropsychiatry Clin Neurosci, 2018. 30(2): p. 130-138.
8. VandenBerg E, Geerlings M. I, Biessels G. J, et al, White Matter Hyperintensities and Cognition in Mild Cognitive Impairment and Alzheimer's Disease: A Domain-Specific Meta-Analysis, J Alzheimers Dis, 2018. 63(2): p. 515-527.