KHẢO SÁT NHIỄM TRÙNG DA, NHIỄM TRÙNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN MỦ TOÀN THÂN

Nguyễn Thùy Ái Châu1, Văn Thế Trung1,
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng nhiễm trùng da (NTD), nhiễm trùng huyết (NTH) trên bệnh nhân vảy nến mủ toàn thân (VNMTT) tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca bệnh nhân VNMTT nội viện trong khoảng thời gian từ 10/2019 – 09/2020. Chẩn đoán vảy nến mủ dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô học khi cần thiết. Chẩn đoán nhiễm trùng dựa vào lâm sàng, xét nghiệm, cấy dịch, cấy máu, procalcitonin (PCT). Khảo sát tình trạng nhạy cảm kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ. Kết quả: Có 32 bệnh nhân VNMTT, tỉ lệ cấy dịch mủ dương tính là 62,5%. Tỉ lệ NTD ở bệnh nhân VNMTT có và không tình trạng rỉ dịch khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,049). Tỉ lệ cấy máu dương tính là 3,1%. Tỉ lệ NTH/nghi NTH trên bệnh nhân VNMTT là 18,75%. Tỉ lệ NTH/nghi NTH khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các bệnh nhân VNMTT có và không có sốt (p = 0,019), có và không có mạch nhanh (p = 0,003), có và không có thở nhanh (OR = 16,7, p = 0,011), nồng độ hs-CRP huyết thanh tăng (OR = 1,23, p=0,002), nồng độ albumin huyết thanh giảm (OR = 21 lần, p = 0,006), VNMTT mức độ nặng (OR = 13,57, p = 0,018). Nhiệt độ là yếu tố liên quan độc lập với tình trạng NTH/nghi NTH ở bệnh nhân VNMTT. Kết luận: NTD ở bệnh nhân VNMTT chiếm tỉ lệ đáng kể. NTH có thể xảy ra trên bệnh nhân VNMTT. Cần làm xét nghiệm cấy dịch da, cấy máu. Đặc biệt lưu ý nồng độ PCT tăng kèm các dấu hiệu gián tiếp như sốt, mạch nhanh, thở nhanh, hs-CRP tăng, albumin máu giảm, VNMTT mức độ nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), "Nhiễm khuẩn huyết", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm.
2. Borges-Costa J., Silva R., Goncalves L., et al. (2011), "Clinical and laboratory features in acute generalized pustular psoriasis", American journal of clinical dermatology, 12 (4), pp. 271-276.
3. Choon S. E., Lai N. M., Mohammad N. A., et al. (2014), "Clinical profile, morbidity, and outcome of adult‐onset generalized pustular psoriasis: analysis of 102 cases seen in a tertiary hospital in Johor, Malaysia", International journal of dermatology, 53 (6), pp. 676-684.
4. Hoegler K., John A., Handler M., et al. (2018), "Generalized pustular psoriasis: a review and update on treatment", Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 32 (10), pp. 1645-1651.
5. Tay Y. K., Tham S. N. (1997), "The profile and outcome of pustular psoriasis in Singapore: a report of 28 cases", International journal of dermatology, 36 (4), pp. 266-271.
6. Wang Q., Liu W., Zhang L. (2017), "Clinical features of von Zumbusch type of generalized pustular psoriasis in children: a retrospective study of 26 patients in southwestern China", Anais Brasileiros de Dermatologia, 92 (3), pp. 319-322.
7. Wang S., Xie Z., Shen Z. (2019), "Serum procalcitonin and C-reactive protein in the evaluation of bacterial infection in generalized pustular psoriasis", Anais Brasileiros de Dermatologia, 94 (5), pp. 542-548