TÌNH HÌNH BỆNH THẬN MẠN VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ: NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRONG CỘNG ĐỒNG

Nguyễn Như Nghĩa1,, Phạm Văn Bùi2, Võ Hoàng Nghĩa1, Nguyễn Thế Bảo1, Mai Huỳnh Ngọc Tân1, Ngô Đại Dương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh thận mạn (BTM), trong khi BTM cũng làm tăng chi phí điều trị, giảm chất lượng cuộc sống và gây THA, tuy nhiên, tại Cần Thơ chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ BTM và hiệu quả can thiệp ở bệnh nhân THA. Mục tiêu: Mô tả tình hình bệnh thận mạn và đánh giá kết quả bước đầu điều trị bệnh thận mạn giai đoạn 3 ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Thành Phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và can thiệp không đối chứng trên tất cả người dân có THA sinh sống trong địa bàn Thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2023 đến tháng 09/2023. Kết quả: Tỷ lệ BN mắc BTM ở đối tượng THA là 18,2%. Trong số những BN THA có BTM, BTM giai đoạn 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 39,6%. BTM giai đoạn 3a và 3b lần lượt là 16% và 7,1%. Sau điều trị 06 tháng, hơn ½ bệnh nhân BTM giai đoạn 3 đạt huyết áp mục tiêu sau can thiệp, đồng thời, độ lọc cầu thận và HATT sau can thiệp cũng cải thiện rõ rệt (p<0,05). Phần lớn BN có kết quả can thiệp mức độ tiến triển BTM đạt mức hiệu quả (78,1%). Trong đó, đạt huyết áp mục tiêu và giai đoạn THA độ 1 trước can thiệp có liên quan đến tăng hiệu quả sau can thiệp (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ bệnh thận mạn ở bệnh nhân tăng huyết áp là 18,2%. Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu và giai đoạn tăng huyết áp độ 1 có liên quan đến hiệu quả can thiệp mức độ tiến triển BTM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường Đông và cộng sự (2022), “Khảo sát tỷ lệ, mức độ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2012-2022, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 52/2022, tr. 180 – 185
2. Trịnh Xuân Thắng và cộng sự (2023), “Thực trạng kiểm soát huyết áp tại thời điểm xuất viện của người bệnh tăng huyết áp có bệnh thận mạn điều trị nội trú tại khoa nội thận bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 104, tr.68-75
3. GBD Chronic Kidney Disease Collaboration (2020), "Global, regional, and national burden of chronic kidney disease, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. ", Lancet. 395(10225), pp. 709-733
4. Hanratty, Rebecca et al, Relationship between Blood Pressure and Incident Chronic Kidney Disease in Hypertensive Patients. Clinical Journal of the American Society of Nephrology 6(11):p 2605-2611, November 2011. | DOI: 10.2215/CJN.02240311
5. Kapoor M, Dhar M, Mirza A, Saxena V, Pathania M. Factors responsible for Uncontrolled Hypertension in the Adults over 50 years of age: A pilot study from Northern India. Indian Heart J. 2021;73(5):644-646
6. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Diabetes Work Group. KDIGO 2022 Clinical Practice Guideline for Diabetes Management in Chronic Kidney Disease. Kidney Int. 2022;102(5S):S1-S127. doi:10.1016/j.kint.2022.06.008
7. Richards N, Harris K, Whitfield M, et al (2008), “Primary care-based disease management of chronic kidney disease (CKD), based on estimated glomerular filtration rate (eGFR) reporting, improves patient outcomes”, Nephrol Dial Transplant, 23(2), pp.549-555
8. Shardlow A, McIntyre NJ, Fluck RJ, McIntyre CW, Taal MW (2016), “Chronic Kidney Disease in Primary Care: Outcomes after Five Years in a Prospective Cohort Study”, PLoS Med, 13(9), p.e1002128
9. Tsuchida-Nishiwaki M, Uchida HA, Takeuchi H, et al. (2021), "Association of blood pressure and renal outcome in patients with chronic kidney disease; a post hoc analysis of FROM-J study", Sci Rep, 11(1), p. 14990