SỰ KHÔNG NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG GIẢM MÙI CỦA NGƯỜI BỆNH PARKINSON

Đặng Thị Huyền Thương1, Trần Ngọc Tài1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn khứu giác là triệu chứng ngoài vận động thường gặp trong bệnh Parkinson. Giảm mùi có vai trò hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson với các bệnh khác như run vô căn, hội chứng Parkinson do thuốc, hội chứng Parkinson mạch máu, liệt trên nhân tiến triển. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân Parkinson không nhận biết được triệu chứng giảm mùi trước khi được đánh giá bằng các nghiệm pháp khứu giác khách quan. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ người bệnh Parkinson không nhận biết được triệu chứng giảm mùi, và tìm các yếu tố liên quan đến việc nhận biết triệu chứng giảm mùi của người bệnh Parkinson. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang tại bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson dựa theo tiêu chuẩn của Hội bệnh Parkinson và Rối loạn vận động thế giới (MDS). Người bệnh được khảo sát khả năng tự đánh giá chức năng khứu giác bằng câu hỏi “anh/chị có bị giảm mùi không”. Người bệnh được đánh giá chức năng khứu giác khách quan dựa vào nghiệm pháp nhận biết mùi Việt Nam (VSIT). Các dữ liệu được thu thập gồm nhân khẩu học và thông tin về bệnh Parkinson. Các thang điểm đánh giá bao gồm MMSE (Mini-Mental State Examination), MDS-UPRRS (Movement Disorder Society-Unified Parkinson's Disease Rating Scale), và Hoehn & Yahr. Kết quả: Trong số 218 bệnh nhân Parkinson, có 113 (51,8%) bệnh nhân tự đánh giá bản thân bình thường về mùi nhưng khi đánh giá khách quan ghi nhận giảm mùi với điểm VSIT < 8. Trong số 184 bệnh nhân bị giảm mùi chỉ có 71 (38,6%) bệnh nhân tự nhận biết được tình trạng giảm mùi. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về điểm MMSE giữa nhóm bệnh nhân không nhận biết được triệu chứng giảm mùi và nhóm bệnh nhân nhận biết được triệu chứng giảm mùi (P=0,56). Nhóm nhận biết được tình trạng giảm mùi có tuổi lớn hơn,  tuổi khởi bệnh lớn hơn, và trình độ học vấn tốt hơn so với nhóm không nhận biết được tình trạng giảm mùi (tất cả P < 0,05). Kết luận: Nhiều bệnh nhân Parkinson không nhận biết được triệu chứng giảm khứu giác. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự nhận biết triệu chứng giảm mùi của người bệnh Parkinson có liên quan với trình độ học vấn, và không liên quan có ý nghĩa với chức năng nhận thức được đánh giá bằng thang điểm MMSE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Braak H, Ghebremedhin E, Rub U, Bratzke H, Del Tredici K. Stages in the development of Parkinson's disease-related pathology. Cell Tissue Res. Oct 2004; 318(1): 121-34. doi:10.1007/ s00441-004-0956-9
2. Alonso CCG, Silva FG, Costa LOP, Freitas S. Smell tests to distinguish Parkinson's disease from other neurological disorders: a systematic review and meta-analysis. Expert Rev Neurother. Mar 2021;21(3):365-379. doi:10.1080/14737175.2021.1886925
3. Kawasaki I, Baba T, Takeda A, Mori E. Loss of awareness of hyposmia is associated with mild cognitive impairment in Parkinson's disease. Parkinsonism Relat Disord. Jan 2016;22:74-9. doi:10.1016/j.parkreldis.2015.11.015
4. Shill HA, Hentz JG, Caviness JN, et al. Unawareness of Hyposmia in Elderly People With and Without Parkinson's Disease. Movement disorders clinical practice. Jan-Feb 2016;3(1):43-47. doi:10.1002/mdc3.12220
5. Leonhardt B, Tahmasebi R, Jagsch R, Pirker W, Lehrner J. Awareness of olfactory dysfunction in Parkinson's disease. Neuropsychology. Jul 2019; 33(5): 633-641. doi:10.1037/neu0000544
6. Doty RL, Deems DA, Stellar S. Olfactory dysfunction in parkinsonism: a general deficit unrelated to neurologic signs, disease stage, or disease duration. Neurology. Aug 1988;38(8): 1237-44. doi:10.1212/wnl.38.8.1237
7. Patel U, Savant Sankhla C. Unawareness of hyposmia in patients with idiopathic Parkinson’s disease. 2020;3(3): 163-166. doi:10.4103/ aomd.Aomd_24_20
8. Patel U, Savant Sankhla C. Unawareness of hyposmia in patients with idiopathic Parkinson’s disease. Annals of Movement Disorders. 2020; 3(3): 163-166. doi: 10.4103/ aomd.Aomd_24_20