ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯU HUYẾT NÃO TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP CÓ CHỨNG HUYỄN VỰNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của lưu huyết não trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp có chứng huyễn vựng tại Bệnh viện Trung Ương Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 183 bệnh nhân cao tuổi nằm điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - Lão khoa, Bệnh viện Trung Ương Huế, nghiên cứu với thiết kế mô tả cắt ngang. Kết quả: Đa số bệnh nhân ở độ tuổi 70-79 tuổi (43,2%) với tuổi trung bình là 74,09±7,96 tuổi. Tỷ lệ nữ/nam là 2,2. Nhóm bệnh nhân kiểm soát tốt huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (42,1%). Tỷ lệ tăng trương lực mạch máu ở chuyển đạo chũm chẩm (67,2%) cao hơn chuyển đạo trán chũm (51,9%), tỷ lệ giảm cường độ dòng máu ở cả 2 chuyển đạo gần tương đương nhau lần lượt là 32,8% và 39,9%. Quan sát thể lâm sàng của tăng huyết áp theo y học cổ truyền, phần lớn bệnh nhân thuộc thể lâm sàng can thận âm hư (44,3%) và đàm thấp (30,6%), thấp nhất là thể âm dương lưỡng hư (7,1%). Kết luận: Đặc điểm của lưu huyết não trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp có chứng huyễn vựng là tăng trương lực mạch máu ở chuyển đạo trán - chũm và chũm - chẩm, thể lâm sàng thường gặp nhất là thể can thận âm hư và đàm thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, Lưu huyết não, Huyễn vựng.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hồng Hà, Lê Thái Thanh Thảo, Diệp Hà Trúc Thanh và cộng sự (2022), “Liên quan tăng huyết áp và tình trạng bất thường lưu huyết não trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trường đại học Y Dược Cần Thơ”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 1B tháng 10, tr.185-188.
3. Trần Thái Hà, Nguyễn Thị Trang, Chử Minh Tuấn (2023), “Khảo sát thể bệnh Y học cổ truyền của tăng huyết áp ở người cao tuổi tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2 tháng 10 năm 2023, tr. 86-91.
4. Lê Minh Hoàng, Nguyễn Ngọc Chi Lan (2022), “Đại cương về đông tây y kết hợp điều trị bệnh lão khoa” - “Tăng huyết áp”, Đông Tây Y kết hợp điều trị bệnh Lão khoa, tr.1-26, tr. 29-39, Nhà xuất bản Y học.
5. Hội tim mạch Việt Nam (VNHA) (2022), Khuyến cáo của phân hội tăng huyết áp – Hội tim mạch Việt Nam (VSH/VNHA) về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp năm 2022.
6. Nguyễn Huỳnh Hạnh Trang (2015), “Nghiên cứu lưu huyết não đồ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
7. Phan Thanh Thủy và Trần Khánh Toàn (2022), “Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 01 (519), tr. 208-212.
8. Trần Thanh Toàn (2023), “Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tim mạch bằng thang điểm Score2 và Score2-OP theo Hội tim mạch Châu Âu 2021 trên bệnh nhân tăng huyết áp”, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.