HIỆU QUẢ CẢI TIẾN THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ MIỄN DỊCH VI SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thời gian trả kết quả (TAT) xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh. Việc rút ngắn TAT xét nghiệm là cần thiết để làm tăng hiệu quả chẩn đoán, điều trị bệnh, hướng tới nâng cao độ hài lòng của người bệnh. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải tiến TAT xét nghiệm miễn dịch vi sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp thực hiện trên các mẫu xét nghiệm miễn dịch vi sinh từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022 tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Xác định nguyên nhân gốc rễ và cải tiến TAT của xét nghiệm miễn dịch vi sinh bằng việc ứng dụng sơ đồ xương cá và thực hiện các giải pháp can thiệp theo từng nhóm nguyên nhân. Mô hình hồi quy logistic được sử dụng để xác định giai đoạn xét nghiệm có ý mối liên hệ với thời gian trả kết quả và tỷ lệ trả kết quả đúng hẹn. Kết quả: Trước khi can thiệp, TAT của các xét nghiệm trên máy tự động là 1588,4 phút (315 – 2964) và test nhanh là 81,3 phút (52,7 – 168,3). Tỷ lệ đạt mục tiêu trả kết quả đúng hẹn của xét nghiệm máy tự động và test nhanh lần lượt là 17,6% và 36,6%. Sau khi phân tích hồi quy ligistic, xác định được giai đoạn trong xét nghiệm và một phần giai đoạn sau xét nghiệm là có mối liên hệ đến TAT. Nguyên nhân gốc rễ được được xác định là nguyên nhân quản lý, nhân sự, trang thiết bị và phương pháp. Ba giải pháp can thiệp được đặt ra dựa trên sơ đồ xương cá là (1) Can thiệp tổng lực về quản lý, nhân sự, (2) Trang thiết bị: chuyển cài đặt máy có thời gian vận hành kéo dài (Triturus) sang máy có thời gian vận hành ngắn (LiaisonXL và DxI800), (3) Phương pháp: chuyển vị trí tất cả hệ thống máy sang khoa Hóa Sinh để chạy mẫu chung với mẫu của Hóa Sinh. Kết quả sau can thiệp cho thấy, TAT được rút ngắn còn 106,1 phút (85,0 - 143,6) đối với máy tự động, còn 44,7 phút (35,1 - 59,7) đối với test nhanh. Tỷ lệ đạt mục tiêu trả kết quả đúng hẹn đạt được sau can thiệp là 89% đối với máy tự động, 76,6% đối với test nhanh. Kết luận: Có sự cải thiện về TAT trước và sau khi tiến hành can thiệp bằng việc ứng dụng sơ đồ xương cá sau phân tích mô hình hồi quy logistic, xác định nhóm nguyên nhân và thực hiện giải pháp can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Thời gian trả kết quả xét nghiệm, xét nghiệm miễn dịch vi sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Watts, N.B., Reproducibility (precision) in alternate site testing. A clinician's perspective. Arch Pathol Lab Med, 1995. 119(10): p. 914-7.
3. Neuberger, J. and M. Peters, The clinical interface--a British physician's view. Clin Chim Acta, 1996. 248(1): p. 11-8.
4. Hawkins, R.C., Laboratory turnaround time. Clin Biochem Rev, 2007. 28(4): p. 179-94.
5. Steindel, S.J. and P.J. Howanitz, Physician satisfaction and emergency department laboratory test turnaround time. Arch Pathol Lab Med, 2001. 125(7): p. 863-71.
6. Gupta, S., S. Kapil, and M. Sharma, Improvement of laboratory turnaround time using lean methodology. Int J Health Care Qual Assur, 2018. 31(4): p. 295-308.
7. White, B.A., et al., Applying Lean methodologies reduces ED laboratory turnaround times. Am J Emerg Med, 2015. 33(11): p. 1572-6.
8. Mohd Thabit, A.A., et al., Diagnostic accuracy of fresh drooled saliva for SARS-CoV-2 in travelers. Travel Med Infect Dis, 2021. 43: p. 102144.
9. Chien, T.I., et al., Evaluation and improvement strategy of analytical turnaround time in the stat laboratory. J Formos Med Assoc, 2007. 106(7): p. 558-64.