CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BONG THỂ MI SAU CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU

Trần Trung Kiên1,, Thẩm Trương Khánh Vân1
1 Bệnh viện Mắt TW

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bước đầu bong thể mi sau chấn thương đụng dập nhãn cầu và một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị bong thể mi về mặt giải phẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 60 mắt bong thể mi sau chấn thương đụng dập nhãn cầu được điều trị khoa Chấn thương và phòng khám ngoại trú Bệnh viện Mắt Trung ương từ 01/2017 đến 07/2018. Kết quả: Đa số bệnh nhân là nam giới, tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 6/1. Độ tuổi trung bình là 39,0±12,3 tuổi, đa số trong nhóm tuổi 31 – 50 tuổi. Thị lực trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu trước điều trị là 0,2±0,3, sau 3 tuần là 0,08±0,16 và sau 3 tháng là 0,05±0,08. Nhãn áp trung bình trước điều trị là 14,3±4,7 mmHg. Sau điều trị 3 tháng, nhãn áp trung bình là 19,9 ± 2,9 mmHg. Tỷ lệ tăng nhãn áp sau 3 tuần điều trị là 8,3%. Tỷ lệ bệnh lý hoàng điểm nhãn áp thấp là 36,7%. Nhãn áp và mức độ sâu của khe bong thể mi khi vào viện có tương quan nghịch với nhau (r=-0,4, p=0,0015). Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị về mặt giải phẫu bao gồm độ sâu khe bong thể mi ban đầu, mức độ bong thể mi ban đầu phân loại theo độ rộng khe bong, bệnh hoàng điểm nhãn áp thấp và phân loại nhãn áp trước điều trị. Kết quả điều trị không phụ thuộc vào các yếu tố tuổi, giới, thời gian từ khi chấn thương tới khi điều trị và thị lực trước điều trị. Kết luận: Bong thể mi là tổn thương trầm trọng gặp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu. Điều trị bong thể mi phụ thuộc vào mức độ bong và các tổn thương phối hợp. Một số yếu tố có thể được sử dụng để tiên lượng khả năng điều trị thành công về mặt giải phẫu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. González-Martín-Moro J, Contreras-Martín I, Muñoz-Negrete FJ, Gómez-Sanz F, Zarallo-Gallardo J. Cyclodialysis: an update. Int Ophthalmol. 2017;37(2):441-457.doi:10.1007/s10792-016-0282-8
2. Direct cyclopexy surgery for post-traumatic cyclodialysis with persistent hypotony: ultrasound biomicroscopic evaluation - PubMed. Accessed February 17, 2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25076374/
3. Yang JG, Yao GM, Li SP, Xiao-HuaWang, Ren BC. Surgical treatment for 42 patients with traumatic annular ciliochoroidal detachment. Int J Ophthalmol. 2011;4(1):81-84. doi:10.3980/j.issn.2222-3959.2011.01.19
4. Agrawal P, Shah P. Long-term outcomes following the surgical repair of traumatic cyclodialysis clefts. Eye. 2013;27(12):1347-1352. doi:10.1038/eye.2013.183
5. Dogramaci M, Erdur SK, Senturk F. Standardized Classification of Mechanical Ocular Injuries: Efficacy and Shortfalls. Beyoglu Eye J. 2021;6(3):236-242. doi:10.14744/bej.2021.01488
6. Wang C, Peng XY, You QS, et al. Internal cyclopexy for complicated traumatic cyclodialysis cleft. Acta Ophthalmol (Copenh). 2017;95(6):639-642. doi:10.1111/aos.13463
7. Popovic M, Shareef S, Mura JJ, et al. Cyclodialysis cleft repair: A multi‐centred, retrospective case series. Clin Experiment Ophthalmol. 2019;47(2):201-211. doi:10.1111/ceo.13378
8. Hwang JM, Ahn K, Kim C, Park KA, Kee C. Ultrasonic biomicroscopic evaluation of cyclodialysis before and after direct cyclopexy. Arch Ophthalmol Chic Ill 1960. 2008;126(9):1222-1225. doi:10.1001/archopht.126.9.1222
9. Kumar M, Kesarwani S. Post-traumatic cyclodialysis cleft with hypotonic maculopathy. Clin Exp Optom. 2011;94(5):481-483. doi:10.1111/j.1444-0938.2011.00599.x