ĐẶC ĐIỂM THÔNG SỐ CHỨC NĂNG THẤT PHẢI TRÊN SIÊU ÂM TIM Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM

Nguyễn Vũ Đạt1,2, Nguyễn Văn Sĩ1,, Đặng Quang Toàn3, Hoàng Văn Sỹ1,3
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
3 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và nhập viện ở người bệnh tim mạch. Rối loạn chức năng thất phải thường gặp ở những người bệnh suy tim phân suất tống máu thất trái giảm. Việc đánh giá chính xác chức năng thất phải rất hữu ích trong việc đánh giá nguy cơ và giúp các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhằm cải thiện tiên lượng cho người bệnh suy tim. Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim ở những người bệnh suy tim phân suất tống máu giảm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 110 người bệnh suy tim phân suất tống máu giảm tại khoa Tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy. Siêu âm tim được sử dụng để đánh giá tỷ lệ suy giảm chức năng thất phải thông qua ba thông số: TAPSE, RVFAC và RVs’. Kết quả: Kết quả thu nhận trên siêu âm tim cho thấy giá trị trung bình của TAPSE, RVFAC và RVs’ lần lượt là 17,4 ± 2,8 mm, 30,2 ± 13,2% và 0,10 ± 0,03 m/s. Tỷ lệ bất thường của các thông số TAPSE, RVFAC và RVs’ thể hiện rối loạn chức năng thất phải lần lượt là 35,5%, 64,6% và 48,2%. Kết luận: Suy giảm chức năng thất phải xuất hiện đáng kể ở người suy tim phân suất tống máu giảm trong nghiên cứu của chúng tôi và cần được quan tâm khảo sát thêm. Khả năng phát hiện rối loạn chức năng thất phải thay đổi đáng kể tùy theo thông số siêu âm tim được sử dụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Butler J, Yang M, Manzi MA, et al. Clinical Course of Patients With Worsening Heart Failure With Reduced Ejection Fraction. J Am Coll Cardiol. Mar 5 2019; 73(8):935-944. doi:10.1016/ j.jacc.2018.11.049
2. Sciaccaluga C, D'Ascenzi F, Mandoli GE, et al. Traditional and Novel Imaging of Right Ventricular Function in Patients with Heart Failure and Reduced Ejection Fraction. Curr Heart Fail Rep. Apr 2020;17(2):28-33. doi:10.1007/s11897-020-00455-1
3. Iglesias-Garriz I, Olalla-Gómez C, Garrote C, et al. Contribution of right ventricular dysfunction to heart failure mortality: a meta-analysis. Rev Cardiovasc Med. 2012;13(2-3):e62-9. doi:10. 3909/ricm0602
4. Tadic M, Nita N, Schneider L, et al. The Predictive Value of Right Ventricular Longitudinal Strain in Pulmonary Hypertension, Heart Failure, and Valvular Diseases. Front Cardiovasc Med. 2021;8:698158. doi:10.3389/fcvm.2021.698158
5. Mitchell C, Rahko PS, Blauwet LA, et al. Guidelines for Performing a Comprehensive Transthoracic Echocardiographic Examination in Adults: Recommendations from the American Society of Echocardiography. J Am Soc Echocardiogr. 2019 Jan;32(1):1-64. doi: 10.1016/ j.echo.2018.06.004.
6. Konstam MA, Kiernan MS, Bernstein D, et al. Evaluation and Management of Right-Sided Heart Failure: A Scientific Statement From the American Heart Association. Circulation. May 15 2018; 137(20): e578-e622. doi:10.1161/ cir.0000000000000560
7. Motoki H, Borowski AG, Shrestha K, et al. Right ventricular global longitudinal strain provides prognostic value incremental to left ventricular ejection fraction in patients with heart failure. J Am Soc Echocardiogr. Jul 2014;27(7): 726-32. doi:10.1016/j.echo.2014.02.007
8. Lundorff IJ, Sengeløv M, Pedersen S, et al. Prognostic value of right ventricular echocardiographic measures in patients with heart failure with reduced ejection fraction. J Clin Ultrasound. Nov 2021;49(9):903-913. doi:10. 1002/ jcu.23050
9. Carluccio E, Biagioli P, Lauciello R, et al. Superior Prognostic Value of Right Ventricular Free Wall Compared to Global Longitudinal Strain in Patients With Heart Failure. J Am Soc Echocardiogr. Jul 2019;32(7):836-844.e1. doi:10. 1016/j.echo.2019.02.011
10. Houard L, Benaets MB, de Meester de Ravenstein C, et al. Additional Prognostic Value of 2D Right Ventricular Speckle-Tracking Strain for Prediction of Survival in Heart Failure and Reduced Ejection Fraction: A Comparative Study With Cardiac Magnetic Resonance. JACC Cardiovasc Imaging. Dec 2019;12(12):2373-2385. doi:10.1016/j.jcmg.2018.11.028