PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT LƯỚI DỰ PHÒNG THOÁT VỊ CẠNH HẬU MÔN NHÂN TẠO THEO KĨ THUẬT SUGARBAKER Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TRỰC TRÀNG CÓ PHẪU THUẬT MILES

Phạm Ngọc Trường Vinh1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi đặt lưới dự phòng thoát vị cạnh HMNT theo kĩ thuật Sugarbaker ở người bệnh ung thư trực tràng có phẫu thuật Miles sau 1 năm theo dõi tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Phương pháp: Tiến cứu, can thiệp lâm sàng, có nhóm chứng. Có 56 trường hợp phẫu thuật Miles nội soi từ 11/2018 đến 07/2023 thoả tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu, chia làm hai nhóm: có đặt lưới dự phòng thoát vị theo kĩ thuật Sugarbaker (n=28) và không đặt lưới (n=28). Tất cả 56 trường hợp đều được theo dõi tối thiểu 12 tháng, chụp CT-Scan bụng và đánh giá biến chứng thoát vị cạnh HMNT. Biểu đồ Kaplan Meier và phép kiểm Log rank được sử dụng để so sánh tỉ lệ tích lũy thoát vị cạnh HMNT giữa hai nhóm. Kết quả: Trong 56 trường hợp phẫu thuật Miles, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1/1, tuổi trung bình 62, nhỏ nhất 40, lớn nhất 92. Ung thư giai đoạn III chiếm tỉ lệ cao nhất 44,6%. Tỉ lệ hóa xạ tân hỗ trợ 26,7%. Thời gian phẫu thuật trung bình 184 phút. Thời gian đặt lưới trung bình 15 phút. Tỉ lệ tai biến – biến chứng chung 16,4%. Không có tai biến - biến chứng liên quan đến việc đặt lưới được ghi nhận. Tỉ lệ tích lũy biến chứng thoát vị cạnh HMNT sau 12 tháng ở nhóm không đặt lưới cao hơn so với nhóm đặt lưới (35,7% so với 0%, log rank 6,4, p=0,01). Kết luận: Phẫu thuật nội soi đặt lưới dự phòng thoát vị cạnh HMNT theo kĩ thuật Sugarbaker ở người bệnh ung thư trực tràng có phẫu thuật Miles là phẫu thuật an toàn, không làm tăng tỉ lệ tai biến - biến chứng, làm giảm tỉ lệ tích lũy thoát vị cạnh HMNT sau 12 tháng theo dõi so với nhóm không đặt lưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen SM, Deppen S, Nguyen GH, Pham DX, Bui TD, Tran TV. Projecting Cancer Incidence for 2025 in the 2 Largest Populated Cities in Vietnam. Cancer Control. 2019;26(1)
2. Campos, F.G., The life and legacy of William Ernest Miles (1869-1947): a tribute to an admirable surgeon. Revista da Associação Médica Brasileira, 2013. 59: p. 181-185.
3. Voitk, A., Simple technique for laparoscopic paracolostomy hernia repair. Dis Colon Rectum, 2000. 43(10): p. 1451-3.
4. Hauters, P., et al., Long-term assessment of parastomal hernia prevention by intra-peritoneal mesh reinforcement according to the modified Sugarbaker technique. Surg Endosc, 2016. 30 (12): p. 5372-5379.
5. López-Cano, M., et al., Use of a prosthetic mesh to prevent parastomal hernia during laparoscopic abdominoperineal resection: a randomized controlled trial. Hernia, 2012. 16(6): p. 661-7.
6. López-Cano, M., et al., Preventing Parastomal Hernia Using a Modified Sugarbaker Technique With Composite Mesh During Laparoscopic Abdominoperineal Resection: A Randomized Controlled Trial. Ann Surg, 2016. 264(6): p. 923-928.
7. Pham Ngoc Truong Vinh, N.H.T., Hoang Danh Tan, Le Minh Triet, Tran Duc Huy, Le Trung Kien, Le Trinh Ngoc An, Ung Van Viet, Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi đặt lưới dự phòng thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo theo kĩ thuật Sugarbaker ở người bệnh ung thư trực tràng có phẫu thuật Miles. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2021. 6(25): p. 309-315.
8. Antoniou, S.A., et al., European Hernia Society guidelines on prevention and treatment of parastomal hernias. Hernia, 2018. 22(1): p.183-198.
9. Vierimaa, M., et al., Prospective, Randomized Study on the Use of a Prosthetic Mesh for Prevention of Parastomal Hernia of Permanent Colostomy. Dis Colon Rectum, 2015. 58(10): p. 943-9.
10. Figel, N.A., J.W. Rostas, and C.N. Ellis, Outcomes using a bioprosthetic mesh at the time of permanent stoma creation in preventing a parastomal hernia: a value analysis. Am J Surg, 2012. 203(3): p. 323-6; discussion 326.