ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG XUẤT HIỆN KÍCH ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LOẠN THẦN CẤP VÀ NHẤT THỜI

Trịnh Thị Vân Anh1,, Vương Đình Thủy1, Ngô Văn Tuất1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kích động là trạng thái cấp cứu tâm thần thường gặp trong bệnh cảnh lâm sàng của chuyên khoa tâm thần nói chung và rối loạn loạn thần cấp và nhất thời nói riêng. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng kích động ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm về thời gian, hoàn cảnh, tính chất xuất hiện kích động ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 97 người bệnh được lựa chọn vào nghiên cứu là người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia từ tháng 08/2021 đến tháng 07/2022. Kết quả: Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời hay gặp ở cả nam và nữ (nam/nữ=1,4/1), đa số trong nhóm tuổi 18-40. Kích động là triệu chứng hay gặp trong rối loạn loạn thần cấp và nhất thời (72,2%). Thường xuất hiện vào thời điểm trước khi vào viện (92,9%). Thời gian xuất hiện kích động trong ngày thường gặp vào buổi chiều (52,9%) và buổi tối (44,3%). Về hoàn cảnh xuất hiện, kích động đa phần xuất hiện không có nguyên nhân (40%) và do gặp vấn đề căng thẳng tâm lý (34,3%). Về đặc điểm tính chất xuất hiện, hầu hết kích động xuất hiện đột ngột (77,1%), xuất hiện sau khi triệu chứng loạn thần rõ ràng (72,9%). Kết luận: Tỷ lệ kích động ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tương đối cao, đặc điểm về thời gian, hoàn cảnh và tính chất xuất hiện đa dạng, cần được đánh giá và xử trí phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. William T. Carpenter, Deanna M. Barch. Brief psychotic disorder. In: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders: DSM-5. 5th ed. American Psychiatric Association; 2013:94-96.
2. Sachs GS. A Review of Agitation in Mental Illness: Burden of Illness and Underlying Pathology. Published online 2006:8.
3. Nguyễn Hữu Chiến. Đặc Điểm Lâm Sàng, Tiến Triển Rối Loạn Loạn Thần Cấp và Nhất Thời. Trường đại học Y Hà Nội; 2008.
4. Esan O, Fawole OI. Acute and transient psychotic disorder in a developing country. Int J Soc Psychiatry. 2014;60(5):442-448. doi:10.1177/ 0020764013495525
5. Trịnh Trọng Tuấn. Đặc Điểm Hoang Tưởng, Ảo Giác ở Bệnh Nhân Rối Loạn Loạn Thần Cấp Đa Dạng Không Có Triệu Chứng Của Tâm Thần Phân Liệt. Luận văn bác sỹ nội trú. Đại học Y Hà Nội; 2020.
6. Abas M, Vanderpyl J, Le Prou T, Kydd R, Emery B, Alo Foliaki S. Psychiatric Hospitalization: Reasons for Admission and Alternatives to Admission in South Auckland, New Zealand. Aust N Z J Psychiatry. 2003;37(5):620-625. doi:10.1046/j.1440-1614.2003.01229.x
7. San L, Marksteiner J, Zwanzger P, et al. State of Acute Agitation at Psychiatric Emergencies in Europe: The STAGE Study. Clin Pract Epidemiol Ment Health. 2016;12(1):75-86. doi:10.2174/1745017901612010075
8. Girasek H, Nagy VA, Fekete S, Ungvari GS, Gazdag G. Prevalence and correlates of aggressive behavior in psychiatric inpatient populations. World J Psychiatry. 2022;12(1):1-23. doi:10.5498/wjp.v12.i1.1