TỶ LỆ THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HẠ LANG TỈNH CAO BẰNG 2019-2024

Vi Lương Bộ1,, Phạm Mỹ Hoài2, Đinh Trọng Hà3
1 Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
3 Học viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện trên 317 bệnh nhân đến sinh tại trung tâm y tế huyện Hạ Lang - Cao Bằng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu ở các phụ nữ có thai và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu ở các thai phụ trên. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thai phụ thiếu máu là 24,9%, trong đó thiếu máu nặng chiếm tỷ lệ 0,3%, thiếu máu vừa chiếm tỷ lệ 4,1%, thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ 20,5%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 27,10±5,46 tuổi, trong đố tuổi trung bình của nhóm thiếu máu là 27,35±6,19 cao hơn so với nhóm không có thiếu máu. Các yếu tố liên quan bao gồm tăng cân mẹ dưới 12kg, bổ sung sắt không đầy đủ, khoảng cách sinh, có con lần đầu là các yếu làm tăng thêm tình trạng thiếu máu thai kỳ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trương Thị Linh Giang (2020), "Khảo sát tnh hình thiếu máu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế", Tạp chí Y dược học- Trường đại học Y Dược Huế. 10(1), tr. 38-44.
2. Lê Thị Thuỳ Trang và Đinh Thị Phương Thuỳ (2017), "Thực trạng thiếu máu tại phụ nữ mang thai tại huyện Phủ Lệ, tỉnh Quảng Bình 2016", Tạp chí Y tế công cộng. 44, tr. 6-11.
3. Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế (2010), "Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010".
4. Lê Minh Trác (2012), "Thực trạng sơ sinh thấp cân, non tháng đẻ tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương", Tạp chí Phụ sản. 10(4), tr. 98-103.
5. S. Garzon và các cộng sự. (2020), "Iron Deficiency Anemia in Pregnancy: Novel Approaches for an Old Problem", Oman Med J. 35(5), tr. e166.
6. M. Goonewardene, M. Shehata và A. Hamad (2012), "Anaemia in pregnancy", Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 26(1), tr. 3-24.
7. M. Karami và các cộng sự. (2022), "Global Prevalence of Anemia in Pregnant Women: A Comprehensive Systematic Review and Meta-Analysis", Matern Child Health J. 26(7), tr. 1473-1487.
8. H. Shi và các cộng sự. (2022), "Severity of Anemia During Pregnancy and Adverse Maternal and Fetal Outcomes", JAMA Netw Open. 5(2), tr. e2147046.
9. Kalayu Brhane Mruts và các cộng sự. (2022), "Interbirth interval and maternal anaemia in 21 sub-Saharan African countries: A fractional-polynomial analysis", PLOS ONE. 17(9), tr. e0275155.
10. Bruno F. Sunguya và các cộng sự. (2021), "High burden of anemia among pregnant women in Tanzania: a call to address its determinants", Nutrition Journal. 20(1), tr. 65.