THỰC TRẠNG THỰC HÀNH VỆ SINH GIẤC NGỦ CỦA SẢN PHỤ SAU SINH MỔ LẤY THAI TRONG THỜI GIAN NẰM VIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hoàng Ngọc Ánh1,, Nguyễn Thị Hoa Huyền1, Nguyễn Thị Giang
1 Viện Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng thực hành vệ sinh giấc ngủ và 2) xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh giấc ngủ ở sản phụ sau sinh mổ lấy thai trong thời gian nằm viện ở một số bệnh viện tại Thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn trên 100 sản phụ sau sinh mổ lấy thai và đang trong thời gian nằm viện tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế VinMec Times City và Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội. Kết quả: Tổng điểm trung bình ± độ lệch chuẩn thực hành vệ sinh giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu là 24,63 ± 9,22 trên thang điểm 78. Lĩnh vực “Lịch trình và thời gian ngủ” có điểm trung bình cao nhất là 9,67 ± 3,54; lĩnh vực “Thói quen ăn uống trước khi ngủ” có điểm trung bình thấp nhất là 1,86 ± 2,02. Không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố nhân khẩu học và thực hành vệ sinh giấc ngủ (p>0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các sản phụ sau sinh mổ tại thành phố Hà Nội thực hành vệ sinh giấc ngủ tương đối tốt trong khoảng thời gian nằm viện sau sinh. Trong đó, khía cạnh lịch trình và thời gian ngủ đang được thực hiện kém nhất trong các nhóm thực hành vệ sinh giấc ngủ. Sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học không ảnh hưởng đến việc thực hành vệ sinh giấc ngủ của sản phụ. Do đó, cần có những can thiệp về giáo dục và hỗ trợ thực hành vệ sinh giấc ngủ phù hợp nhằm nâng cao hơn thực hành vệ sinh giấc ngủ và cải thiện sức khỏe toàn diện ở nhóm sản phụ sau sinh mổ.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alanazi, E. M., Alanazi, A. M. M., Albuhairy, A. H., & Alanazi, A. A. A. Sleep Hygiene Practices and Its Impact on Mental Health and Functional Performance Among Adults in Tabuk City: A Cross-Sectional Study. Cureus, 2023, 15(3). https://doi.org/10.7759/cureus.36221
2. Baumgartel, K., & Facco, F. An Integrative Review of the Sleep Experiences of Mothers of Hospitalized Preterm Infants. Nursing for Women’s Health, 2018, 310–326. https://doi.org/ 10.1016/j.nwh.2018.05.003
3. Dhaliwal, S., Gehrman, P., Le, H.-N., Keller, J. M., & Sharkey, K. M. Sleep when the baby sleeps? The effect of daytime nap behaviors on postpartum depression severity: a stress buffering hypothesis. Sleep Research Society, 2023, A274–A275. https://doi.org/10.1093/sleep/ zsad077.0625
4. Doering, J. J. The physical and social environment of sleep in socioeconomically disadvantaged postpartum women. Journal of Obstetric, Gynecologic, and Neonatal Nursing: JOGNN, 2013, E33-43. https://doi.org/10.1111/ j.1552-6909.2012.01421.x
5. Hunter, L. P., Rychnovsky, J. D., & Yount, S. M. A Selective Review of Maternal Sleep Characteristics in the Postpartum Period. Journal of Obstetric, Gynecologic & Neonatal Nursing, 2009, 60–68. https://doi.org/10.1111/j.1552-6909.2008.00309.x
6. Tsai, S.-Y., Lee, C.-N., Wu, W.-W., & Landis, C. A. Sleep Hygiene and Sleep Quality of Third-Trimester Pregnant Women. Research in Nursing & Health, 2015, 57–65. https://doi.org/ 10.1002/nur.21705
7. Tzeng, Y.-L., Chen, S.-L., Chen, C.-F., Wang, F.-C., & Kuo, S.-Y. Sleep Trajectories of Women Undergoing Elective Cesarean Section: Effects on Body Weight and Psychological Well-Being. PLOS ONE, 2015, 10(6). https://doi.org/10.1371/ journal.pone.0129094
8. Yang, C.-M., Lin, S.-C., Hsu, S.-C., & Cheng, C.-P. Maladaptive Sleep Hygiene Practices in Good Sleepers and Patients with Insomnia. Journal of Health Psychology, 2010, 147–155. https://doi.org/10.1177/1359105309346342