PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA CLOPIDOGREL BRANDNAME SO VỚI GENERIC TRONG PHÒNG NGỪA BIẾN CỐ TIM MẠCH SAU CAN THIỆP QUA DA Ở NGƯỜI BỆNH HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thu Thuỷ1,, Võ Ngọc Yến Nhi2, Bùi Hoàng Lan Anh2, Bùi Minh Trạng3, Nguyễn Chí Thanh3
1 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Viện Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá công nghệ y tế
3 Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Clopidogrel là thuốc chống kết tập tiểu cầu đóng vai trò then chốt trong phòng ngừa biến cố tim mạch ở người bệnh (NB) hội chứng vành cấp (HCVC) sau can thiệp mạch vành qua da (PCI). Mục tiêu: Phân tích chi phí – hiệu (CP-HQ) quả giữa clopidogrel brandname với generic trong dự phòng biến cố tim mạch sau PCI ở NB HCVC. Phương pháp: Phân tích CP-HQ trên quan điểm xã hội với mô hình Markov được sử dụng để ước lượng giá trị ICER trên toàn thời gian sống của NB và dữ liệu đầu vào dựa trên tổng quan y văn, tham vấn ý kiến chuyên gia và dữ liệu mô tả cắt ngang chi phí điều trị các trạng thái tại Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh nửa đầu năm 2024. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận so với clopidogrel generic, clopidogrel brandname giúp gia tăng 0,012 QALY, đồng thời làm tăng 3,04 triệu VND. ICER được ghi nhận có giá trị 254,10 triệu VND/QALY và đạt CP-HQ khi so với ngưỡng chi trả 3GDP năm 2023 tại Việt Nam (305,7 triệu VND). Phân tích độ nhạy một chiều ghi nhận hiệu quả lâm sàng ảnh hưởng nhiều nhất đến ICER và xác suất clopidogrel brandname đạt CP-HQ trên 50%. Kết luận: Phác đồ clopidogrel brandname đạt CP-HQ so với clopidogrel generic trên nền aspirin trong phòng ngừa biến cố tim mạch trên NB HCVC sau PCI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), Kinh tế dược trong thực hành lâm sàng, Tp Hồ Chí Minh, NXB đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2. Danchin, N. và các cộng sự. (2010), "[Epidemiology of acute coronary syndromes in France and in Europe]", Ann Cardiol Angeiol (Paris). 59 Suppl 2, tr. S37-41.
3. Li, Y. và các cộng sự. (2022), "Ticagrelor versus clopidogrel in patients with acute coronary syndrome undergoing complex percutaneous coronary intervention", Catheter Cardiovasc Interv. 99 Suppl 1, tr. 1395-1402.
4. Mai, V. Q. và các cộng sự. (2020), "An EQ-5D-5L Value Set for Vietnam", Qual Life Res. 29(7), tr. 1923-1933.
5. Bueno, Héctor và các cộng sự. (2018), "Epidemiology of acute coronary syndromes", trong James, Stefan, chủ biên, The ESC Textbook of Cardiovascular Medicine, Oxford University Press, tr. 0.
6. Josselin, Jean-Michel, Le Maux, Benoît, Josselin, Jean-Michel và Le Maux, Benoît (2017), "Cost Effectiveness Analysis", Statistical Tools for Program Evaluation: Methods and Applications to Economic Policy, Public Health, and Education, tr. 325-383.
7. Mahilmaran, Asha, "Complications of PCI and its Management", Indian Journal of Cardiovascular Disease in Women. 8.
8. Ryagina, VА, Matrenin, КI, Shchurov, DG và Teptsova, ТS (2023), "Pharmacoeconomic analysis of antithrombotic therapy in patients with acute coronary syndrome and patients with atrial fibrillation who underwent percutaneous coronary intervention", FARMAKOEKONOMIKA. Modern Pharmacoeconomics and Pharmacoepidemiology. 15(4), tr. 407-417.
9. Shemilt, Ian, James, Thomas và Marcello, Morciano (2010), "A web-based tool for adjusting costs to a specific target currency and price year", Evidence & Policy. 6(1), tr. 51-59.