THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU LIÊN QUAN ỐNG THÔNG BÀNG QUANG TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU – BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu tỉ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) liên quan đến ống thông bàng quang (OTBQ) trên bệnh nhân ung thư. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 274 bệnh nhân ung thư nhập khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện K, được đặt OTBQ, từ tháng 03/2022 đến tháng 11/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 61,4 ± 17,9; trong đó 60,2% là nam. Tần suất mắc 7,4 bệnh nhân/1000 ngày đặt sonde tiểu; 71,4% là nam giới. Trong nhóm NKTN: thời gian lưu sonde tiểu trung bình là 10,5 ngày, đa số bệnh nhân phát hiện NKTN vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 12. Triệu chứng chủ yếu là sốt 57,1%; đau 28,6%; tiểu buốt 14,3%. Bạch cầu niệu trung bình 260 ± 200,7 BC/ml; bạch cầu máu trung bình 13,1 ± 3,1 G/l. 57,2% bệnh nhân có Nitrit niệu dương tính. Chỉ số procalcitonin cao > 0,5 ng/ml ở 66,7%. 100% bệnh nhân NKTN bệnh viện không gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn. Kết luận: Tần suất mắc NKTN liên quan OTBQ tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện K là 7,4 bệnh nhân/1000 ngày đặt sonde tiểu, triệu chứng chủ yếu là sốt, đau, tiểu buốt, bạch cầu niệu và bạch cầu máu tăng. Tất cả bệnh nhân đều không có biến chứng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan ống thông bàng quang, ung thư.
Tài liệu tham khảo
2. Kim B, Pai H, Choi WS, Kim Y, Kweon KT, Kim HA, Ryu SY, Wie SH, Kim J. Current status of indwelling urinary catheter utilization and catheter-associated urinary tract infection throughout hospital wards in Korea: A multicenter prospective observational study. PLoS One. 2017 Oct 9;12(10).
3. Vũ Thị Thanh Hà, Lê Thị Diễm Tuyết (2004): Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu có đặt ống thông bàng quang.
4. Sabir N, Ikram A, Zaman G, Satti L, Gardezi A, Ahmed A, Ahmed P. Bacterial biofilm-based catheter-associated urinary tract infections: Causative pathogens and antibiotic resistance. Am J Infect Control. 2017 Oct 1;45(10):1101-1105.