TỶ LỆ CÁC LOẠI THUỐC ĐƯỢC KÊ CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LONG AN NĂM 2023

Bùi Nguyễn Thy Dung1,, Nguyễn Thị Thu Thuỷ2, Bùi Tùng Hiệp3, Bùi Đặng Minh Trí3, Bùi Đặng Phương Chi3
1 Trường Cao đẳng Y tế Long An
2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các loại thuốc được kê đơn cho bệnh nhân suy thận mạn có đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An năm 2023. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thực hiện nghiên cứu trên 360 hồ sơ bệnh án và 250 đơn thuốc của bệnh nhân STM có ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Khoa Nội của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An từ 01/01/2023 đến 31/12/2023. Kết quả: nhóm thuốc hạ đường huyết được sử dụng nhiều nhất là biguanid (43,3%), insulin (40,8%), sulfonylure (38,8%). Các nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là nhóm chẹn kênh calci (41,2%), nhóm ARB (32,2%), nhóm lợi tiểu (27,5%) và nhóm ACEI (26,4%).Các phối hợp thuốc hạ huyết áp có ACEI/ARB chiếm tỷ lệ cao (56,9%), nhưng tỷ lệ sử dụng có ACEI/ARB lại khác nhau ở các giai đoạn suy thận mạn. Hầu hết bệnh nhân sử dụng nhóm statin (53,6%), trong đó atorvastatin được sử dụng nhiều nhất (52,5%). Tỷ lệ bệnh nhân STM có ĐTĐ có sử dụng thuốc điều trị thiếu máu là 31,7% và tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị thiếu máu tăng lên có ý nghĩa thống kê theo giai đoạn STM: từ 0,0% ở giai đoạn 1 lên 62,5% ở giai đoạn 4. Kết luận: Bệnh nhân suy thận mạn có đái tháo đường được điều trị ngoại trú thường dùng kết hợp nhiều loại thuốc như hạ đường huyết, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, nhóm thuốc điều trị thiếu máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đỗ Trung Quân (2020), Đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.349 – 368.
2. Tổ chức Y tế Thế giới (2005), Hướng dẫn kê đơn tốt, Chương trình hành động về thuốc thiết yếu, tr. 6-52.
3. Trần Văn Vũ (2015), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn”, Luận án tiến sĩ y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 35-38.
4. Koro C.E., Lee B.H., Bowlin S.J. (2016), “Antidiabetic medication use and prevalence of chronic kidney disease among patients with type 2 diabetes mellitus in the United States”, Clinical therapeutics, 31(11), pp. 2608-2617.
5. National Kidney Foundation (2012), “KDOQI clinical practice guideline for diabetes and CKD: 2012 update”, American Journal of Kidney Diseases, 60(5), pp. 850-886.
6. Ioannidis I. (2019), “Diabetes treatment in patients with renal disease: Is the landscape clear enough?”, World journal of diabetes, 5(5), pp. 651–658
7. Mogensen C.E. (2020), “Long-term antihypertensive treatment inhibiting progression of diabetic nephropathy” update 2020, British Medical Journal, 285(6343), pp. 685-688.
8. Parving H.H., Andersen A.R., Smidt U.M. (1987), “Effect of antihypertensive treatment on kidney function in diabetic nephropathy”, British Medical Journal, 294(6585), pp. 1443–1447.
9. Levin A., Rocco M. (2007), “KDOQI clinical practice guidelines and clinical practice recommendations for diabetes and chronic kidney disease”, American Journal of Kidney Diseases, 49(2), pp. S10-S179.
10. Maurizio Li Vecchi, Fuiano, Francesco M., Mancuso D. (2007), “Prevalence and severity of anaemia in patients with typ 2 diabetic nephropathy and different degrees of chronic renal insufficiency”, Nephron Clinical Practice, 105(2), pp. c62–c67.