MỨC ĐỘ KỲ THỊ VỀ BỆNH TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH HIV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mai Lê Xuân1, Trần Thị Hoài Thương1, Nguyễn Thị Ngọc Bích1, Phạm Thị Thu Phương1, Thái Thanh Trúc1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh HIV có nguy cơ mắc một số rối loạn tâm thần cao hơn so với dân số chung. Vì vậy, điều quan trọng là phải nâng cao sự hiểu biết của người bệnh HIV về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là cải thiện mức độ kỳ thị về bệnh tâm thần ở nhóm người bệnh này. Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định mức độ kỳ thị về bệnh tâm thần và các yếu tố liên quan ở người bệnh HIV tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 900 người bệnh HIV đang điều trị tại sáu Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Người bệnh được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc. Mức độ kỳ thị về bệnh tâm thần được đánh giá bằng thang đo CAMI-12. Kết quả: Điểm số kỳ thị về bệnh tâm thần là 55,0 ± 8,4 điểm. Có mối liên quan giữa kỳ thị về bệnh tâm thần với nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, số năm nhiễm HIV, quen biết với người có bệnh tâm thần, sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về sức khỏe tâm thần. Kết luận: Mức độ kỳ thị về bệnh tâm thần của người bệnh HIV ở mức trung bình. Do đó, cần triển khai biện pháp can thiệp và tiếp cận hiệu quả để giảm thiểu kỳ thị về bệnh tâm thần trong cộng đồng người bệnh HIV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2022). World mental health report: Transforming mental health for all. pp. 11-61.
2. HIV.gov (2021). HIV and Mental Health. https://hivinfo.nih.gov/understanding-hiv/fact-sheets/hiv-and-mental-health
3. World Health Organization (2022). Integration of mental health and HIV interventions. pp. 5-11.
4. Lee KW, Ang CS, Lim SH, et al (2022). Prevalence of mental health conditions among people living with HIV during the COVID-19 pandemic: A rapid systematic review and meta-analysis. HIV medicine. 23(9). pp. 990-1001.
5. Sanabria-Mazo JP, Doval E, Bernadàs A, et al (2023). Over 40 years (1981–2023) assessing stigma with the Community Attitudes to Mental Illness (CAMI) scale: a systematic review of its psychometric properties. Systematic Reviews. 12(1). pp. 66.
6. Ilic N, Henderson H, Henderson C, Evans-Lacko S, Thornicroft G (2014). Attitudes towards mental illness. Health survey for England. pp. 1-15.
7. Manescu EA, Robinson EJ, Henderson C (2020). Attitudinal and demographic factors associated with seeking help and receiving antidepressant medication for symptoms of common mental disorder. BMC psychiatry. 20(1). pp. 579.
8. Jung W, Choi E, Yu J, Park DH, Ryu SH, Ha JH (2017). Attitudes toward the mentally ill among community health-related personnel in South Korea. Indian journal of psychiatry. 59(3). pp. 328-332.