NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VIÊM ÂM ĐẠO Ở THAI PHỤ BA THÁNG CUỐI THAI KỲ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG

Trần Khắc Ân1,
1 Bệnh viện Phụ Sản Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai làm tăng kết cục xấu cho cả mẹ và thai như sẩy thai, vỡ ối non, chuyển dạ sinh non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh, viêm nội mạc tử cung sau mổ lấy thai. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm âm đạo do các tác nhân thường gặp, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo ở thai phụ 3 tháng cuối khám tại Bệnh viện Phụ Sản Tiền Giang năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 330 thai phụ mang thai ba tháng cuối thai kỳ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Tiền Giang năm 2024. Kết quả: Tỷ lệ viêm âm đạo ở sản phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ là 147 trường hợp, chiếm 44,5%. Trong đó nhiễm nấm là 110 trường hợp (33,3%), nhiễm Trichomonas là 7 trường hợp (2,1%), loạn khuẩn âm đạo là 30 trường hợp (9,1%). Liên quan giữa viêm âm đạo và trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, tiền căn viêm âm đạo, cách sử dụng thuốc rửa phụ khoa, giao hợp trong thai kỳ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tỉ lệ viêm âm đạo trong thai kỳ cao và có xu hướng gia tăng, cần tăng cường tuyên truyền, sàng lọc và điều trị cho sản phụ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Kim Anh, Trương Quang Vinh, Nguyễn Thị Lê Na và cộng sự. Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số đặc điểm liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối, Tạp chí Phụ sản. 2020. 18(2), 23-29. Doi: 10.46755/vjog.2020.2.805.
2. Aduloju, Olusola Peter, Akintayo, Akinyemi Akinsoji, and Aduloju, Tolulope %J Pan African Medical Journal. Prevalence of bacterial vaginosis in pregnancy in a tertiary health institution, south western Nigeria. 2019. 33(1). doi:10.11604/pamj.2019.33.9.17926.
3. Lê Chí Công và cộng sự. Tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. (28), 37-44.
4. Dawood, AS and Omar, MK. Incidence and types of vaginitis in pregnant women attending routine antenatal care at Tanta University Hospital: a cross-sectional study. Int J Pregn Chi Birth. 2019. 5(2), 87-90. DOI: 10.15406/ipcb.2019.05.00153.
5. Trần Phước Gia và cộng sự Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo và một số yếu tố liên quan ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2017.
6. Konadu, Dennis Gyasi, et al. Prevalence of vulvovaginal candidiasis, bacterial vaginosis and trichomoniasis in pregnant women attending antenatal clinic in the middle belt of Ghana. 2019. 19, 1-10. https://doi.org/10.1186/s12884-019-2488-z.
7. Tôn Phước Thuận và cộng sự. Nghiên cứu tình hình, đánh giá kết quả điều trị và dự phòng viêm âm đạo ở sản phụ khám thai ba tháng giữa thai kỳ tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới năm 2020-2021, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021.
8. Dương Thị Thu và cộng sự. Giá trị của tiêu chuẩn Amsel trong chẩn đoán xác định viêm âm đạo do vi khuẩn, Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2024. 176(3), 1-7.
9. Rjepaj, Gentiana. et al. Bacterial vaginosis, candidiasis vaginalis and trichomoniasis vaginalis among pregnant women seeking routine care in Tirana, Albania. 2016.
10. Shaffi, Afrin F, et al. Predictors of bacterial vaginosis among pregnant women attending antenatal clinic at tertiary care hospital in Tanzania: a cross sectional study. The East African Health Research Journal. 2021. 5(1). 59. doi:10.24248/eahrj.v5i1.652.