ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP VÀ SỰ THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH NỮ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Nguyễn Tấn Đạt1,, Nguyễn Ngọc Huyền1, Lê Trung Hiếu1, Trần Tú Nguyệt1, Nguyễn Thị Kiều Lan1, Nguyễn Thị Thanh Thảo1, Nguyễn Việt Phương1, Võ Nhật Ngân Tuyền1, Bùi Thị Bích Thuỷ1, Nguyễn Thành Tấn1, Nguyễn Trung Kiên1, Nguyễn Minh Phương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe sinh sản trên đối tượng vị thành niên là một vấn đề sức khỏe công đồng được quan tâm trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh nữ sau khi can thiệp và hiệu quả của các biện pháp can thiệp tại các trường Trung học cơ sở ở thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sau can thiệp trên 300 học sinh nữ đã dậy thì tại các trường THCS ở thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu định tính khảo sát trên 96 đối tượng bao gồm giáo viên, nhân viên y tế trường học, phụ huynh và nữ sinh. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, sau đó được mã hóa và phân tích theo phương pháp phân tích nội dung. Kết quả nghiên cứu: Sau 6 tháng can thiệp, tỷ lệ học sinh nữ có kiến thức đúng về hệ sinh sản và kinh nguyệt tăng từ 6,7% lên 58,0% (p<0,001), kiến thức đúng về thụ thai và giới tính tăng từ 53,8% lên 75,0% (p < 0,001), kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS tăng lên 70% (p < 0,001). Tỷ lệ thực hành đúng chăm sóc sức khỏe sinh sản tăng từ 50,4% lên 76,4%. Nhận định từ giáo viên, phụ huynh và học sinh cho thấy các biện pháp can thiệp có hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản. Kết luận: Can thiệp bằng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe đã cải thiện đáng kể kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh nữ tại các trường THCS ở thành phố Cần Thơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2020), Quyết định 3781/QĐ-BYT, ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế về Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc SKSS, SK tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025.
2. Dương Thị Anh Đào và cộng sự (2019), “Nghiên cứu thực trạng hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của học sinh THPT Tràng Định, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Khoa học tự nhiên, 64(3), trang 149-156. DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0018.
3. Nguyễn Ngọc Nghĩa và cộng sự (2023), “Kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái”, Tạp chí Y học Việt Nam, 535(2), trang 287-291.
4. Patton GC, Sawyer SM, Santelli JS, et al (2016), Our future: a Lancet commission on adolescent health and wellbeing. Lancet. 2016 Jun 11;387(10036):2423-78. doi: 10.1016/S0140-6736(16)00579-1. PMID: 27174304; PMCID: PMC5832967.
5. American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) (2018), Dysmenorrhea: Painful periods. Retrieved from ACOG website
6. Lê Văn Hiền (2017), “Yếu tố liên quan đến hiệu quả can thiệp giáo dục tình dục an toàn cho học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh”, Chuyên đề Sức khỏe sinh sản (Thời sự Y học), 17 (1), tr. 30-37.
7. Lưu Thị Kim Oanh (2017), Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản ở học sinh tuổi vị thành niên tại Kim Bảng, Hà Nam, 2015 - 2016, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
8. Nguyễn Thúy Hà (2023), “Hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc Sức khỏe sinh sản ở học sinh Trung học phổ thông Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, 531(2), trang 389-396.