HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA KHOAN CẮT MẢNG XƠ VỮA BẰNG HỆ THỐNG ROTABLATOR TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Vũ Hoàng Vũ1, Nguyễn Công Thành1,, Trần Hòa1, Trương Quang Bình1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khoan cắt mảng xơ vữa là phương pháp hỗ trợ trong can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da cho tổn thương vôi hóa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về phương pháp thực hiện cũng như hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật này. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình thực hiện, đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật khoan cắt mảng xơ vữa bằng Rotablator trong can thiệp ĐMV qua da. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, hồi cứu thực hiện trên 223 trường hợp được thực hiện khoan cắt mảng xơ vữa bằng Rotablator tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ 01/01/2019 đến 31/10/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 69,5±9,6, với 59,6% là nam giới. 78,9% bệnh nhân nhập viện vì hội chứng ĐMV cấp, trong đó 74,9% có bệnh ba nhánh ĐMV, vị trí tổn thương đích phổ biến nhất là động mạch liên thất trước (66,4%). Siêu âm trong lòng mạch được sử dụng ở 93,6% trường hợp. Chiến lược khoan cắt mảng xơ vữa ngay từ đầu được áp dụng ở 67,7% trường hợp. Tỷ lệ thành công trên hình ảnh chụp mạch đạt 96,4%. Các biến chứng liên quan thủ thuật gồm có thủng ĐMV (2,2%), bóc tách ĐMV (2,2%), chậm hoặc mất dòng chảy (4,0%), chèn ép tim cấp (0,9%). Trong thời gian nằm viện, tỷ lệ biến cố tim mạch chính là 8,5%, chủ yếu là nhồi máu cơ tim sau thủ thuật (5,8%). Kết luận: Kỹ thuật khoan cắt mảng xơ vữa bằng Rotablator trong can thiệp ĐMV qua da là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công cao

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Baber U, Kini AS, Sharma SK. Stenting of complex lesions: an overview. Nature Reviews Cardiology. 2010;7(9):485-496.
2. Lee K, Jung J-h, Lee M, et al. Clinical Outcome of Rotational Atherectomy in Calcified Lesions in Korea-ROCK Registry. 2021;57(7):694.
3. Bouisset F, Barbato E, Reczuch K, et al. Clinical outcomes of PCI with rotational atherectomy: the European multicentre Euro4C registry. EuroIntervention. 2020;16(4):e305-e312.
4. Sakakura K, Taniguchi Y, Yamamoto K, et al. Comparison of the incidence of slow flow after rotational atherectomy with IVUS-crossable versus IVUS-uncrossable calcified lesions. 2020; 10(1):1-9.
5. Abdel-Wahab M, Toelg R, Byrne RA, et al. High-speed rotational atherectomy versus modified balloons prior to drug-eluting stent implantation in severely calcified coronary lesions: the randomized prepare-CALC trial. 2018; 11(10):e007415.
6. Kawamoto H, Latib A, Ruparelia N, et al. In-hospital and midterm clinical outcomes of rotational atherectomy followed by stent implantation: the ROTATE multicentre registry. 2016;12(12):1448-1456.
7. Cortese B, Aranzulla TC, Godino C, et al. Drug-eluting stent use after coronary atherectomy: results from a multicentre experience–The ROTALINK I study. 2016;17(9): 665-672.
8. Abdel-Wahab M, Richardt G, Joachim Büttner H, et al. High-speed rotational atherectomy before paclitaxel-eluting stent implantation in complex calcified coronary lesions: the randomized ROTAXUS (Rotational Atherectomy Prior to Taxus Stent Treatment for Complex Native Coronary Artery Disease) trial. 2013;6(1):10-19.