MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN HỖN HỢP CẢM XÚC VÀ HÀNH VI KHỞI PHÁT TUỔI THANH THIẾU NIÊN VÀ TÌNH TRẠNG LO ÂU CỦA BỐ MẸ ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN QUỐC GIA

Nguyễn Thị Hoa1,2,, Phạm Công Huân2, Nguyễn Thị Hoà1, Trần Thị Hà An2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm bệnh lý của người bệnh được chẩn đoán rối loạn hỗn hợp cảm xúc và hành vi khởi phát tuổi thanh thiếu niên và tình trạng lo âu của bố, mẹ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc lo âu (GAD-7). Bố mẹ của 70 người bệnh được chẩn đoán rối loạn hỗn hợp cảm xúc và hành vi khởi phát tuổi thanh thiếu niên (mã F92 theo ICD-10) điều trị nội trú và ngoại trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc Gia trong khoảng thời gian từ tháng 01/2024 đến tháng 04/2024. Kết quả: Bố/mẹ của NB có thời gian mắc bệnh nhỏ hơn 12 tháng có tỉ lệ lo âu là 60,4%, cao hơn so với bố/mẹ của NB có thời gian mắc bệnh lớn hơn 12 tháng (p=0.023). 21,7% bố/mẹ của NB có hơn 1 lần nhập viện có tình trạng lo âu, tỷ lệ này ít hơn so với bố/mẹ của NB có con ít hơn 1 lần nhập viện (p<0.001). Bố/mẹ của NB có ý tưởng tự sát và hành vi tự sát có tỷ lệ cao hơn so với NB không có triệu chứng trên (p=0.003 và p=0.006 tương ứng). Kết luận: Thời gian mắc bệnh ít hơn 12 tháng và mới nhập viện lần đầu, ý nghĩ tự sát và hành vi tự sát làm tăng tình trạng lo âu ở bố/mẹ người bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Asadi P, Fereidooni-Moghadam M, Dashtbozorgi B, Masoudi R. Relationship Between Care Burden and Religious Beliefs Among Family Caregivers of Mentally Ill Patients. J Relig Health. 2019;58(4):1125-1134. doi:10. 1007/s10943-018-0660-9
2. Lefley HP. Aging parents as caregivers of mentally ill adult children: an emerging social problem. Hosp Community Psychiatry. 1987; 38(10):1063-1070. doi:10.1176/ps.38.10.1063
3. Northouse LL, Katapodi MC, Schafenacker AM, Weiss D. The impact of caregiving on the psychological well-being of family caregivers and cancer patients. Semin Oncol Nurs. 2012;28(4): 236-245. doi:10.1016/ j.soncn.2012.09.006
4. Paul Prabhu. Anxiety among Primary Care Givers of Patients with Mental Disorders. Published online May 6, 2019:28-31. doi:DOI: 10.9790/1959-0503062831
5. Phạm TTC, Nguyễn MD, Tống TH. Khảo sát tình trạng stress, trầm cảm và lo âu ở cha/mẹ trẻ tự kỉ tại Bệnh viện nhi Thái Bình năm 2020. Tạp Chí Học Việt Nam. 2022;516(1). doi:10.51298/ vmj.v516i1.2998
6. Phương PTV, Knul H. Rối loạn lo âu ở người chăm sóc bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại bệnh viện tâm thần tỉnh Đắk Lawsk, năm 2023. Tạp Chí Học Cộng Đồng. 2023;64(6). doi:10.52163/yhc.v64i6.813
7. Hussain S. Anxiety and depression among caregivers of psychiatric patients in a tertiary care hospital from Pakistan. 2014;11.
8. Al-Farsi OA, Al-Farsi YM, Al-Sharbati MM, Al-Adawi S. Stress, anxiety, and depression among parents of children with autism spectrum disorder in Oman: a case-control study. Neuropsychiatr Dis Treat. 2016;12:1943-1951. doi:10.2147/NDT.S107103
9. Mishra DK, Shakya U. Assessment of Anxiety and Depression among Caregivers of Mentally Ill Patients Attending Mental Hospital, Lalitpur, Nepal. J Nepal Health Res Counc. 2021;18(4): 702-708. doi:10.33314/jnhrc.v18i4.3006
10. Phoeun B, Chanthorn L, Schulhofer L, et al. “I feel hopeless”: Exploring the psychosocial impacts of caring for mentally ill relatives in Cambodia. Int J Soc Psychiatry. 2023;69(2):438-446. doi:10.1177/00207640221109171