VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP LỌC MÁU HDF ONLINE TRONG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ KÉM ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá và so sánh vai trò của phương pháp lọc máu HDF Online với HD trong kết quả điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) lọc máu chu kỳ kém đáp ứng với điều trị thiếu máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu được tiến hành trên 120 bệnh nhân BTMGĐCLMCK kém đáp ứng với điều trị thiếu máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023, chia làm hai nhóm: 60 bệnh nhân lọc máu bằng phương pháp HDF Online 1,5 tháng/lần xen kẽ với HD và 60 bệnh nhân lọc máu bằng phương pháp HD. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về đặc điểm chung bao gồm tuổi, giới tính, BMI, thời gian lọc máu, tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường cũng như liều erythropoietin trung bình ban đầu, chỉ số huyết học và các chỉ số sinh hóa cơ bản. Sau 6 tháng can thiệp, số lượng hồng cầu và nồng độ Hb tăng lên đáng kể ở nhóm HDF Online so với nhóm HD với p<0,05. Đồng thời, ở nhóm HDF Online, chỉ số ERI cũng giảm đáng kể so với nhóm HD với p<0,05. Không ghi nhận sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về nồng độ ferritin sau can thiệp. Khi so sánh, HDF Online có hiệu quả vượt trội hơn HD trong việc cải thiện nồng độ albumin máu với p<0,001. Về hiệu quả lọc chất có trọng lượng phân tử (TLPT) trung bình, nồng độ PTH và β2M máu giảm nhiều hơn ở nhóm HDF Online so với nhóm HD với p<0,05. Chỉ số Kt/V thời điểm ban đầu không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuy nhiên sau 6 tháng can thiệp, chỉ số Kt/V ở nhóm HDF Online tăng lên đáng kể so với nhóm HD với p<0,05. Kết luận: Phương pháp lọc máu HDF Online cải thiện được tình trạng đáp ứng kém với điều trị thiếu máu ở bệnh nhân BTMGĐ bằng chứng là giảm đáng kể chỉ số ERI đồng thời cho thấy hiệu quả lọc tốt những chất có TLPT trung bình (đại diện là β2M, PTH). Ngoài ra, HDF Online cũng cho thấy hiệu quả vượt trội hơn so với HD trong việc cải thiện được tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân BTMGĐC.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
điều trị thiếu máu, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, lọc máu thẩm tách siêu lọc bù dịch trực tiếp.
Tài liệu tham khảo
2. Weir M.R. Managing Anemia across the Stages of Kidney Disease in Those Hyporesponsive to Erythropoiesis-Stimulating Agents. American Journal of Nephrology. 2021; 52(6). 450-466. doi:10.1159/000516901.
3. Mase K., Yamagata K., Yamamoto H., Tsuruya K., Hase H., et al. Predictors of Hyporesponsiveness to Erythropoiesis-Stimulating Agents in Patients with Non-Dialysis-Dependent Chronic Kidney Disease (RADIANCE-CKD Study). American Journal of Nephrology. 2023; 54(11-12). 471-478. doi:10.1159/000534438.
4. Ficociello L.H., Busink E., Sawin D.A., Winter A. Global real-world data on hemodiafiltration: An opportunity to complement clinical trial evidence. Seminars in dialysis. 2022; 35(5). 440-445. doi:10.1111/sdi.13085.
5. KDIGO. KDIGO Clinical Practice Guideline for Anemia in Chronic Kidney Disease. Kidney International Supplements. 2012; 2(4). 283-287. doi:10.1038/kisup.2012.41.
6. Bộ Y tế. Quy trình lọc máu bằng kỹ thuật thẩm tách siêu lọc dịch bù trực tiếp từ dịch lọc (Hemodiafiltration online - HDF Online). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Thận nhân tạo. 2018. 112-115.
7. Mohamed Emad Allam, Abdelkader Ahmed Farag, Rizk Amr Ahmed, Ahmed Qayed Ibrahim Galhom. The Effect of Hemodiafiltration Versus Hemodialysis on Anemia in Patients on regular hemodialysis Al-Azhar International Medical Journal 2023; 4(4). 152-157. doi: https://doi.org/10.58675/2682-339X.1735.
8. Roland E.W., Peter A., Klaus F. Influence of Online Hemodiafiltration on Hemoglobin Level, ESA-Dosage and Serum Albumin – A Retrospective, Multicenter Analysis. In: Angelo C, Carlo D, Gianfranco T, eds. Progress in Hemodialysis. IntechOpen; 2011:Ch. 8.
9. Hamzagic N., Andjelkovic M., Pirkovic M.S., Canovic P., Zaric M., et al. Influence of Dialysis Modality on the Treatment of Anemia in Patients with End-Stage Kidney Disease. Experimental and Applied Biomedical Research (EABR). 2020; 21(3). 231-238. doi:doi:10.2478/sjecr-2018-0050.