KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG – CÙNG BẰNG PHẪU THUẬT LẤY THOÁT VỊ VI PHẪU TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng-cùng bằng phẫu thuật lấy thoát vị vi phẫu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, theo dõi dọc trên nhóm bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được phẫu thuật vi phẫu lấy thoát vị đĩa đệm năm 2023 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: Nghiên cứu trên 64 bệnh nhân với tỷ lệ nam/nữ là 1,9/1. Sau phẫu thuật 24 giờ, toàn bộ bệnh nhân có cải thiện về tình trạng đau kiểu rễ thần kinh với VAS trung bình là 1 ± 1,24, đã giảm so với trước mổ (7,6 ± 1,41). Sau khoảng thời gian theo dõi trung bình là 8,1 ± 3,35 tháng, đa số bệnh nhân không còn thấy đau hoặc chỉ còn đau ít (87,5%). Tuy nhiên, VAS đau kiểu rễ trung bình là 1,1 ± 1,35, tăng so với thời điểm sau mổ 24 giờ nhưng vẫn nhỏ hơn đáng kể so với trước mổ, 70,3% bệnh nhân không giảm hoặc giảm ít chức năng cột sống theo thang điểm ODI. Tỷ lệ gặp biến chứng sau mổ là 0%, tỷ lệ thoát vị đĩa đệm tái phát là 3,1%. Kết luận: Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – cùng bằng phẫu thuật lấy thoát vị vi phẫu đạt kết quả thành công cao. Bệnh nhân sau phẫu thuật được cải thiện tình trạng đau kiểu rễ thần kinh và chức năng cột sống với tỷ lệ gặp biến chứng sau mổ và tỷ lệ thoát vị đĩa đệm tái phát rất thấp. Có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và nhóm nghề nghiệp với mức độ đau sau mổ 24 giờ. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa VAS trung bình tại thời điểm theo dõi cuối ở các hình thái thoát vị khác nhau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thoát vị đĩa đệm, cột sống thắt lưng - cùng, vi phẫu, kết quả phẫu thuật
Tài liệu tham khảo
2. Sedighi, M., & Haghnegahdar, A. (2014). Lumbar Disk Herniation Surgery: Outcome and Predictors. Global Spine Journal, 4(4), 233–244. https://doi.org/10.1055/s-0034-1390010
3. Aichmair, A., Du, J. Y., & Shue, J. (2014). Microdiscectomy for the Treatment of Lumbar Disc Herniation: An Evaluation of Reoperations and Long-Term Outcomes. Evidence-Based Spine-Care Journal, 5(2), 77–86. https://doi.org/10.1055/s-0034-1386750
4. Phạm Ngọc Hải. (2017). Nghiên cứu điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo kỹ thuật can thiệp tối thiểu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
5. Shrestha, D., Shrestha, R., & Dhoju, D. (2017). Study of Clinical Variables Affecting Long Term Outcome after Microdisectomy for Lumbar Disc Herniation. Kathmandu University Medical Journal, 13, 333. https://doi.org/10.3126/ kumj.v13i4.16833
6. Liu, X., Yuan, S., & Tian, Y. (2018). Comparison of percutaneous endoscopic transforaminal discectomy, microendoscopic discectomy, and microdiscectomy for symptomatic lumbar disc herniation: Minimum 2-year follow-up results. Journal of Neurosurgery. Spine, 28(3), 317–325. https://doi.org/10.3171/2017.6.SPINE172
7. Camino Willhuber, G., Kido, G., & Mereles, M. (2017). Factors associated with lumbar disc hernia recurrence after microdiscectomy. Revista Española de Cirugía Ortopédica y Traumatología (English Edition), 61(6), 397–403. https://doi.org/10.1016/j.recote.2017.10.003
8. Oh, J. T., Park, K. S., & Jung, S. S. (2012). Surgical Results and Risk Factors for Recurrence of Lumbar Disc Herniation. Korean Journal of Spine, 9(3), 170–175. https://doi.org/10.14245/kjs.2012.9.3.170
9. Shimia, M., Babaei-Ghazani, A., & Sadat, B. E. (2013). Risk factors of recurrent lumbar disk herniation. Asian Journal of Neurosurgery, 8(2), 93–96. https://doi.org/10.4103/1793-5482.116384
10. Strömqvist, F. (2007). Gender differences in lumbar disc herniation surgery. https://doi.org/10.1080/17453670810016669