ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÚ KHÔNG TẠO KHỐI TRÊN SIÊU ÂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá hình ảnh tổn thương vú không tạo khối lành tính và ác tính trên siêu âm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 43 bệnh nhân được chẩn đoán có tổn thương vú không tạo khối được tiến hành sinh thiết, có kết quả mô bệnh học tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 04/2021 đến 11/2023. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 43 bệnh nhân có tổn thương vú không tạo khối trên siêu âm và có kết quả giải phẫu bệnh được chia làm hai nhóm lành tính chiếm 67,4% và nhóm ác tính 32,6%. Vị trí hay gặp tổn thương là góc ¼ trên ngoài (20/29 ở nhóm lành tính và 7/14 ở nhóm ác tính). Tổn thương giảm âm hay gặp nhất chiếm 65,1% (với 16/29 lành tính và 12/14 ác tính), hỗn hợp âm chiến 35% (13/29 lành tính và 2/14 ác tính), không nghi nhận tổn thương tăng âm nào. Hình thái phân bố dạng khu trú gặp nhiều nhất chiếm 51,2%, dạng đường- thùy và dạng vùng gặp lần lượt là 27,9% và 20,9%. Tỷ lệ ác tính của dạng khú trú và dạng đường- thùy có tỷ lệ tương đương nhau 6/14 (42,9%). Có 60,5% tổn thương có bóng cản (20/29 lành tính và 6/14 ác tính). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa độ hồi âm, phân bố, bóng cản lưng của tổn thương và kết quả mô bệnh học. Vôi hóa gặp trên 16,3% và 100% cho kết quả ác tính. Tổn thương phát triển vuông góc với bề mặt da chỉ gặp trong 7% trường hợp và đều cho kết quả ác tính. Kết luận: tổn thương vú không tạo khối trên siêu âm cho tỷ lệ ác tính cao. Sự có mặt của hình ảnh vôi hóa, phát triển theo trục lớn vuông góc với bề mặt da trên siêu âm làm tăng tỷ lệ dự đoán ác tính của tổn thương không tạo khối.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tổn thương không tạo khối, siêu âm vú, ung thư vú.
Tài liệu tham khảo
2. Park JW, Ko KH, Kim EK, Kuzmiak CM, Jung HK. Non-mass breast lesions on ultrasound: final outcomes and predictors of malignancy. Acta Radiol Stockh Swed 1987. 2017;58(9):1054-1060. doi:10.1177/0284185116683574
3. Ko KH, Hsu HH, Yu JC, et al. Non-mass-like breast lesions at ultrasonography: feature analysis and BI-RADS assessment. Eur J Radiol. 2015;84(1):77-85. doi:10.1016/j.ejrad.2014.10.010
4. Lee J, Lee JH, Baik S, et al. Non-mass lesions on screening breast ultrasound. Med Ultrason. 2016;18(4):446-451. doi:10.11152/mu-871
5. Ko KH, Jung HK, Kim SJ, Kim H, Yoon JH. Potential role of shear-wave ultrasound elastography for the differential diagnosis of breast non-mass lesions: preliminary report. Eur Radiol. 2014; 24(2):305-311. doi:10.1007/s00330-013-3034-4
6. Giess CS, Chesebro AL, Chikarmane SA. Ultrasound Features of Mammographic Developing Asymmetries and Correlation With Histopathologic Findings. AJR Am J Roentgenol. 2018;210(1):W29-W38.doi:10.2214/AJR.17.18223
7. D’Orsi C, Mendelson E, Morris E, Sickles E. ACR BI-RADS Atlas, Breast Imaging Reporting and Data System. Am Coll Radiol. Published online Published online 2013.
8. Kim SJ, Park YM, Jung HK. Nonmasslike Lesions on Breast Sonography: Comparison Between Benign and Malignant Lesions. J Ultrasound Med. 2014;33(3):421-430. doi: 10.7863/ultra.33.3.421
9. Choi JS, Han BK, Ko EY, Ko ES, Shin JH, Kim GR. Additional diagnostic value of shear-wave elastography and color Doppler US for evaluation of breast non-mass lesions detected at B-mode US. Eur Radiol. 2016;26(10):3542-3549. doi:10.1007/s00330-015-4201-6