ĐẶC ĐIỂM CÁC RỐI LOẠN NHU ĐỘNG THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN THEO PHÂN LOẠI CHICAGO 4.0

Đào Việt Hằng1,2,3,, Lưu Thị Minh Huế 1, Nguyễn Duy Thắng1
1 Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
2 Bộ môn Nội tổng hợp, trường Đại học Y Hà Nội
3 Trung tâm Nội soi, bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả phân bố các rối loạn nhu động (RLNĐ) theo phân loại Chicago 4.0 trên đo HRM ở bệnh nhân có biểu hiện đường tiêu hóa trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hồi cứu trên các bệnh nhân đến khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long – Viện nghiên cứu, đào tạo Tiêu hóa, Gan mật từ tháng 09/2020 đến 02/2023 có biểu hiện đường tiêu hóa trên được chỉ định đo HRM. Các RLNĐ được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn Chicago 4.0. Kết quả: 2219 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn, 4,1% có chẩn đoán GERD dựa trên kết quả nội soi và đo pH trở kháng thực quản 24 giờ. Ở các bệnh nhân có biểu hiện đường tiêu hóa trên, 42,2% có RLNĐ thực quản trên đo HRM, trong đó IEM là RLNĐ phổ biến nhất (36,1%), co thắt tâm vị gặp tỉ lệ thấp (2,3%). Tỉ lệ IEM có xu hướng cao hơn ở nhóm GERD so với nhóm có triệu chứng đường tiêu hóa trên (46,2% với 36,1%). Tỉ lệ co thắt tâm vị và tắc nghẽn vùng nối dạ dày-thực quản chiếm 3,8% và 3,5% ở nhóm nuốt nghẹn và nhóm có triệu chứng GERD điển hình. Kết luận: RLNĐ gặp khá phổ biển ở các bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa trên, trong đó IEM là RLNĐ thường gặp nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lin, S., H. Li, and X. Fang, Esophageal Motor Dysfunctions in Gastroesophageal Reflux Disease and Therapeutic Perspectives. J Neurogastroenterol Motil, 2019. 25(4): p. 499-507.
2. Katz, P.O., et al., ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Am J Gastroenterol, 2022. 117(1): p. 27-56.
3. Yadlapati, R., et al., Esophageal motility disorders on high-resolution manometry: Chicago classification version 4.0(©). Neurogastroenterol Motil, 2021. 33(1): p. e14058.
4. Low, E.X.S., et al., A Comparison between Chicago Classification Versions 3.0 and 4.0 and Their Impact on Manometric Diagnoses in Esophageal High-Resolution Manometry Cases. Diagnostics (Basel), 2024. 14(3).
5. Pandolfino, J.E. and A.J. Gawron, Achalasia: a systematic review. Jama, 2015. 313(18): p. 1841-52.
6. Oude Nijhuis, R.A.B., et al., European guidelines on achalasia: United European Gastroenterology and European Society of Neurogastroenterology and Motility recommendations. United European Gastroenterol J, 2020. 8(1): p. 13-33.
7. Khoudari, G., et al., 463 The Prevalence and Epidemiology of Achalasia in the USA: A Population-Based Study. Official journal of the American College of Gastroenterology | ACG, 2019. 114.
8. Gorti, H., et al., Distal esophageal spasm: Update on diagnosis and management in the era of high-resolution manometry. World J Clin Cases, 2020. 8(6): p. 1026-1032.
9. Beveridge, C. and K. Lynch, Diagnosis and Management of Esophagogastric Junction Outflow Obstruction. Gastroenterol Hepatol (N Y), 2020. 16(3): p. 131-138.