ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CHIỀU DÀI TRỤC NHÃN CẦU VÀ KHÚC XẠ GIÁC MẠC TRÊN MẮT CẬN THỊ Ở TRẺ EM SAU 1 NĂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: 1. Đánh giá sự thay đổi chiều dài trục nhãn cầu và khúc xạ giác mạc trên mắt cận thị ở trẻ em sau 1 năm. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của chiều dài trục nhãn cầu và khúc xạ giác mạc trên mắt cận thị ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả: lần khám đầu tiên và sau 1 năm của 65 trẻ em được chẩn đoán cận thị tuổi từ 6-15 tuổi không mắc các tổn thương thực thể tại mắt; được đo các chỉ số chiều dài trục nhãn cầu, bán kính cong giác mạc bằng máy IOL Master. Kết quả: Công suất tương đương cầu trung bình tăng sau 1 năm -0,57± 0,47 D. Chiều dài trục nhãn cầu trung bình tăng sau 1 năm: 0,31±0,23mm. Khúc xạ giác mạc ít có sự thay đổi. Độ cận và chiều dài trục nhãn cầu có xu hướng tăng ở tất cả các độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi tuy nhiên ở tuổi càng nhỏ thì tốc độ tăng càng nhanh, tuổi càng lớn tốc độ tăng chậm hơn. Chiều dài trục nhãn cầu ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Mối liên quan giữa công suất khúc xạ giác mạc và tuổi không sự thay đổi có ý nghĩa. Công suất khúc xạ giác mạc ở trẻ nữ cao hơn trẻ nam. Chiều dài trục nhãn cầu và độ cận có mối liên quan nghịch biến chặt chẽ với nhau xuyên suốt theo thời gian theo dõi. Công suất khúc xạ giác mạc độ cận có mối liên quan nghịch biến với nhau xuyên suốt theo thời gian theo dõi và không có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
cận thị, trẻ em, chiều dài trục nhãn cầu, công suất khúc xạ giác mạc
Tài liệu tham khảo
2. Sankaridurg P, Donovan L, Varnas S, Ho A, Chen X, Martinez A, et al. Spectacle Lenses Designed to Reduce Progression of Myopia: 12-Month Results. Optom Vis Sci Off Publ Am Acad Optom. 2010 Sep;87(9):631–41.
3. Hoàng Quang Bình. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% đối với sự tiến triển cận thị của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Cần Thơ. Luận án Tiến sĩ Y học- Đại học Y Hà Nội. 2018;
4. Myopia Stabilization and Associated Factors Among Participants in the Correction of Myopia Evaluation Trial (COMET). Invest Ophthalmol Vis Sci. 2013 Dec;54(13):7871–84.
5. Hou W, Norton TT, Hyman L, Gwiazda J. Axial elongation in myopic children and its association with myopia progression in the Correction of Myopia Evaluation Trial (COMET). Eye Contact Lens. 2018 Jul;44(4):248–59.
6. He X, Zou H, Lu L, Zhao R, Zhao H, Li Q, et al. Axial length/corneal radius ratio: association with refractive state and role on myopia detection combined with visual acuity in Chinese schoolchildren. PloS One. 2015;10(2):e0111766.
7. Mallen EAH, Gammoh Y, Al-Bdour M, Sayegh FN. Refractive error and ocular biometry in Jordanian adults. Ophthalmic Physiol Opt. 2005;25(4):302–9.
8. Nguyen HTT, Nguyen DTT, Pham DN, Tran AP, Quyet D, Thai TV, et al. Ocular Biometrics of Vietnamese Young Adults with Myopia. Open Access Maced J Med Sci. 2019 Dec 30;7(24):4283–6.