TỶ LỆ TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA THEO ĐIỂM GSRS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KÌ

Lưu Thị Minh Huế1, Đào Việt Hằng1,2, Đỗ Gia Tuyển3, Nghiêm Trung Dũng3, Nguyễn Hữu Dũng3, Đặng Thị Việt Hà2,3,
1 Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bv Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Các rối loạn ở bệnh thận mạn (BTM) có thể gây nên các biểu hiện tiêu hóa . Nghiên cứu có mục tiêu đánh giá tỉ lệ triệu chứng đường tiêu hóa dựa trên thang điểm GSRS và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân BTM đang điều trị thận nhân tạo chu kì (TNTCK). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thu tuyển các bệnh nhân điều trị TNTCK trên 3 tháng tại Trung tâm Thận tiết niệu & Lọc máu – Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2023 – 5/2024. Điểm GSRS, điểm sức khỏe tâm thần (SKTT), sức khỏe thể chất (SKTC) và các xét nghiệm cận lâm sàng được thu thập. Kết quả: Nghiên cứu thu tuyển 151 bệnh nhân, tuổi trung bình 55,06 ± 14,01. 80,1% bệnh nhân có ít nhất một triệu chứng đường tiêu hóa. Tỉ lệ các nhóm triệu chứng trào ngược, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón lần lượt là 36,4%, 47,7%, 52,3%, 39,7% và 41,1%. Các đặc điểm cận lâm sàng, ngoại trừ nồng độ canxi toàn phần không có sự khác biệt giữa nhóm có và không có triệu chứng đường tiêu hóa. Điểm SKTC có mối liên quan nghịch với điểm GSRS (B = -0,32, p = 0,005). Kết luận: 80,1% bệnh nhân TNTCK có triệu chứng đường tiêu hóa. Sức khỏe tâm thân có mối liên quan nghịch với điểm triệu chứng đường tiêu hóa của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kovesdy, C.P., Epidemiology of chronic kidney disease: an update 2022. Kidney Int Suppl (2011), 2022. 12(1): p. 7-11.
2. Zuvela, J., et al., Gastrointestinal symptoms in patients receiving dialysis: A systematic review. Nephrology (Carlton), 2018. 23(8): p. 718-727.
3. Strid, H., et al., The prevalence of gastrointestinal symptoms in patients with chronic renal failure is increased and associated with impaired psychological general well‐being. Nephrology Dialysis Transplantation, 2002. 17(8): p. 1434-1439.
4. Bovenschen, H.J., et al., Health-related quality of life of patients with gastrointestinal symptoms. Aliment Pharmacol Ther, 2004. 20(3): p. 311-9.
5. Rey, E., et al., Is the reflux disease questionnaire useful for identifying GERD according to the Montreal definition? BMC Gastroenterology, 2014. 14(1): p. 17.
6. Ware, J., Jr., M. Kosinski, and S.D. Keller, A 12-Item Short-Form Health Survey: construction of scales and preliminary tests of reliability and validity. Med Care, 1996. 34(3): p. 220-33.
7. Đào Bùi Qúy Quyền, Nguyễn Thị Bé, and Lê Việt Thắng, Khảo sát rối loạn dạ dày ruột ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kì tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 503.
8. Daniels, G., et al., Gastrointestinal Symptoms among African Americans Undergoing Hemodialysis. Nephrol Nurs J, 2015. 42(6): p. 539-48; quiz 549.
9. Dong, R., et al., Gastrointestinal symptoms: a comparison between patients undergoing peritoneal dialysis and hemodialysis. World J Gastroenterol, 2014. 20(32): p. 11370-5.
10. Mitrović, M., et al., sp706the prevalence, severity and diversity of gastrointestinal symptoms in hemodialysis and peritoneal dialysis patients. Nephrology Dialysis Transplantation, 2015. 30(suppl_3): p. iii612-iii612.