TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU U LÀNH TUYẾN GIÁP BẰNG SÓNG CAO TẦN

Trần Trung Hiếu1, Nguyễn Quang Trung1,
1 Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả, tổng hợp kết quả điều trị u lành tuyến giáp bằng sóng cao tần. Phương pháp: Tổng quan luận điểm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu trên Pubmed, Google Scholar để thực hiện tìm kiếm, sàng lọc các bài báo liên quan , mô tả, tổng hợp kết quả điều trị u lành tuyến giáp bằng sóng cao tần. Kết quả: Sau khi tìm kiếm sàng lọc chúng tôi thu thập được 15 bài báo đạt tiêu chuẩn đưa vào phân tích. Tất cả các bài báo đều có tỷ lệ giảm thể tích lớn hơn 50% ở lần đánh giá cuối cùng. Tỷ lệ thành công trung bình trên 90% ở 10 nghiên cứu. 6 bài báo đánh giá hiệu quả lâm sàng với điểm triệu chứng giảm lớn nhất là 4,08 và điểm thẩm mỹ giảm lớn nhất là 3. Có 5 bài báo đánh giá thể tích trung bình trong đó thể tích trung bình tồn dư nhỏ nhất là 0.2 ml với thời gian theo dõi 84 tháng. 12 bài báo ghi nhận biến chứng trong đó 3 biến chứng phổ biến nhất là đau, tụ máu và thay đổi giọng nói. Có 2 trường hợp biến chứng không phục hồi là cường giáp, liệt dây thần kinh thanh quản quặt ngược. Không có biến chứng nguy hiểm nào được ghi nhận. Kết Luận: Sử dụng sóng cao tần để điều trị u lành tính tuyến giáp là phương pháp sử dụng nhiệt nhằm mục đích thu nhỏ tối đa thể tích khối u. Đây là phương pháp cho hiệu quả điều trị tốt, tỷ lệ thành công trung bình trên 90%, đồng thời là một phương pháp an toàn với các biến chứng nhẹ là chủ yếu và các biến chứng này có thể tự phục hồi hoặc điều trị bảo tồn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Feroci F, Guagni T, Coppola A, et al. Radiofrequency Thermal Ablation of Benign Thyroid Nodules: The Correlation Between Ultrasound Nodule Characteristics and Results. Surg Innov. 2020;27(4):342-351.
2. Rabuffi P, Spada A, Bosco D, et al. Treatment of thyroid nodules with radiofrequency: a 1-year follow-up experience. J Ultrasound. 2019;22(2):193-199.
3. Ha EJ, Baek JH, Che Y, et al. Radiofrequency ablation of benign thyroid nodules: recommendations from the Asian Conference on Tumor Ablation Task Force. Ultrasonography. 2021;40(1):75-82.
4. Jeong WK, Baek JH, Rhim H, et al. Radiofrequency ablation of benign thyroid nodules: safety and imaging follow-up in 236 patients. Eur Radiol. 2008;18(6):1244-1250.
5. Bernardi S, Stacul F, Michelli A, et al. 12-month efficacy of a single radiofrequency ablation on autonomously functioning thyroid nodules. Endocrine. 2017;57(3):402-408.
6. Yan L, Zhang M, Xie F, Ma J, Xiao J, Luo Y. Efficacy and safety of radiofrequency ablation for benign thyroid nodules in patients with previous thyroid lobectomy. BMC Med Imaging. 2021; 21(1):47.
7. Aldea Martínez J, Aldea Viana L, López Martínez JL, Ruiz Pérez E. Radiofrequency Ablation of Thyroid Nodules: A Long-Term Prospective Study of 24 Patients. J Vasc Interv Radiol JVIR. 2019;30(10):1567-1573.
8. Chung SR, Suh CH, Baek JH, Park HS, Choi YJ, Lee JH. Safety of radiofrequency ablation of benign thyroid nodules and recurrent thyroid cancers: a systematic review and meta-analysis. Int J Hyperth Off J Eur Soc Hyperthermic Oncol North Am Hyperth Group. 2017;33(8):920-930.