MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THIẾU MÁU Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thiếu máu ở trẻ em hiện nay vẫn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Xác định các yếu tố nguy cơ của tình trạng thiếu máu có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và dự phòng bệnh thiếu máu ở trẻ em. Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ của thiếu máu ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2022- 2023. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh/chứng gồm 130 trẻ thiếu máu và 260 trẻ không thiếu máu từ 2 tháng đến 5 tuổi điều trị tại Trung tâm Nhi khoa- Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 08/2022 đến 07/2023. Kết quả: Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu máu cao gấp 2,6 lần so với trẻ đẻ đủ tháng (95% CI: 4,1- 44,7). Trẻ 7 tháng đến 24 tháng có nguy cơ thiếu máu cao gấp 1,4 lần so với nhóm trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng và nhóm trẻ từ 25 tháng đến 5 tuổi (95% CI 2,3- 7,1). Con của các bà mẹ tuổi <20 hoặc >35 tuổi có nguy cơ thiếu máu cao hơn 1,4 lần so với con của các bà mẹ trong độ tuổi 20- 35 tuổi (95% CI: 2,2 -7,5). Kết luận: Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là: tuổi thai lúc sinh, tuổi của trẻ và tuổi của bà mẹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu, sinh non, Thái Nguyên
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2015). "Tiếp cận chẩn đoán thiếu máu", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr. 534-538.
3. Trần Xuân Tuấn (2022). "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại Bệnh viện A Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 224(14), tr. 22 – 27.
4. Gebreweld A., et al (2019). "Prevalence of anemia and its associated factors among children under five years of age attending at Guguftu health center, South Wollo, Northeast Ethiopia", PLoS One, 14(7), e0218961.
5. Gebreegziabher T., et al (2020). "Disparities in the prevalence and risk factors of anaemia among children aged 6-24 months and 25-59 months in Ethiopia", J Nutr Sci, 9, e36.
6. Fentaw W., Belachew T. & Andargie A (2023). "Anemia and associated factors among 6 to 59 months age children attending health facilities in Kombolcha town, Northeast Ethiopia: a facility-based cross-sectional study", BMC Pediatrics, 23(1):209.
7. Islam A., et al. (2022). "Prevalence and Triggering Factors of Childhood Anemia: An Application of Ordinal Logistic Regression Model", International Journal of Clinical Practice, e2212624.
8. World Health Organization (2021). Global anaemia estimates in women of reproductive age, by pregnancy status, and in children aged 6–59 months. https://www.who.int/data/gho/data/themes/topics/anaemia_in_women_and_children.